Bài trích (Tất cả)
Biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình / Lê Vĩnh Hằng Đầu mục:0 Tài liệu số:1

HĐCNL đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển giáo dục toàn diện ở trường tiểu học khi thực hiện CTGDPT 2018. Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận, bài viết giới thiệu kết quả đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động này ở các trường tiểu học huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Khảo sát thực trạng được thực hiện tại 10 trường tiểu học của huyện Tuyên Hóa, chọn mẫu đại diện từ 24 trường, với 03 nhóm khách thể gồm 150 cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm, 200 học sinh khối lớp 5 và 200 cha mẹ học sinh. Hy vọng kết quả nghiên cứu tại một địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn có thể làm tài liệu tham khảo cho những địa bàn có điều kiện tương đồng, hướng tới thực hiện tốt hơn CTGDPT 2018 mới.

Chuyển đổi số trong giáo dục tiểu học huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang / Nguyễn Thị Huệ Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng. Trong đó, GD&ĐT là một trong những lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số. Chuyển đổi số trong giáo dục mang lại rất nhiều lợi ích ở cấp độ từ vi mô đến vĩ mô. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục, tỉnh Bắc Giang đã đặt quyết tâm rất cao thực hiện chuyển đổi số giáo dục. Phòng GD&ĐT huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã tích cực chuyển đổi số trên nhiều nội dung, từ quản lý giáo dục đến các hoạt động giảng dạy và phòng chống dịch, qua đó, đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Quản lí hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm quản lí chất lượng tổng thể / Trần Anh Bình Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu và phân tích các luận điểm và thực trạng về đào tạo, quản lí đào tạo theo quan điểm quản lí chất lượng tổng thể, bài viết đề xuất những khuyến nghị, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

Nâng cao năng lực phát triển bản thân cho học sinh trung học cơ sở trong môn giáo dục công dân thông qua mô hình hoạt động câu lạc bộ / Hoàng Phi Hải Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Năng lực phát triển bản thân là một trong ba năng lực đặc thù của bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường trung học cơ sở (THCS). Sau những giờ học trên lớp, việc học sinh (HS) tham gia vào các hoạt động của các câu lạc bộ theo sở thích là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần phát triển năng lực này cho các em. Bài báo tập trung giới thiệu mô hình hoạt động và vai trò của các câu lạc bộ trong quá trình kết nối với môn GDCD nhằm nâng cao năng lực phát triển bản thân cho HS ở trường THCS.

Tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học / Phan Thái Hiệp Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học trong bối cảnh thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là vấn đề có tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn. Để phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học hiệu quả, cần tăng cường quản lý hoạt động này. Nội dung bài viết là một bức tranh tổng quan về quản lý hoạt động phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên từ các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Các nghiên cứu theo hướng tiếp cận chuẩn nghề nghiệp và tiếp cận năng lực.

Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp / Lê Văn Dũng, Lê Thanh Toàn Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Kiểm tra nội bộ trường học là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, là một trong các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường. Bài viết trình bày tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ, vai trò của Hiệu trường trong công tác này. Đồng thời, trên cơ sở phân tích thực trạng, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Phạm vi bài viết tập trung vào kiểm tra nội bộ công tác chuyên môn, không đề cập tới kiểm tra tài chính.

Khung năng lực quản trị trường mầm non theo chuẩn hiệu trưởng / Phạm Bích Thủy Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Bài viết trình bày khái niệm, khung năng lực quản trị trường mầm non theo Chuẩn Hiệu trưởng, đồng thời mô tả thực trạng năng lực quản trị của Hiệu trưởng các trường Mầm non khu vực phía Nam, từ đó khuyến nghị một số biện pháp đối với từng chủ thể tham gia vào công tác quản lý giáo dục từ các cấp.

Phát triển năng lực số cho giáo viên nhằm đổi mới phương pháp dạy học phù hợp chuyển đổi số / Phạm Đào Tiên Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Bài viết phân tích xu hướng phát triển của công nghệ giáo dục hiện đại và chuyển đổi số trong giáo dục giai đoạn hiện nay. Chuyển đổi số trong giáo dục làm thay đổi các thành tố của hoạt động giáo dục, trong đó có phương pháp dạy học. Muốn đạt được điều này, đội ngũ giáo viên cần phát triển năng lực số. Bài viết tổng quan một số quan điểm về khung năng lực số nói chung và khung năng lực số trong quá trình dạy học của đội ngũ giáo viên. Đây là căn cứ để các cơ quan quản lý triển khai các biện pháp nâng cao năng lực số cho đội ngũ giáo viên đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo khung năng lực / Phạm Quang Dũng Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Logistics là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, kéo theo nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao. Hiện nay, đào tạo và xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đã và đang được đẩy mạnh, ưu tiên. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng và vai trò quan trọng của ứng dụng khung năng lực trong việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Từ đó, xây dựng quy trình xây dựng và phát triển chương trình đào tạo của ngành theo khung năng lực. Điều này sẽ cung cấp cho các cơ sở đào tạo cách tiếp cận và hướng xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng mới nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế nhân lực của ngành.

Nghiên cứu hành vi và mức độ tiếp cận giáo dục về vấn đề rác thải nhựa của học sinh trung học phổ thông / Nguyễn Thị Hiển, Vũ Đình Bảy Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng hành vi và mức độ tiếp cận giáo dục về vấn đề rác thải nhựa của học sinh trung học phổ thông ở khu vực Miền Trung. Kết quả khảo sát trên 2183 học sinh thuộc 10 tỉnh thành ở Miền Trung trong khoảng thời gian từ tháng 9 tới tháng 12 năm 2022 cho thấy: mặc dù, nhận thức của học sinh về vấn đề rác thải nhựa tương đối cao song kiến thức và hành vi đối với vấn đề rác thải nhựa vẫn còn nhiều hạn chế; công tác giáo dục về rác thải nhựa hiện nay trong các trường học chủ yếu ở mức thỉnh thoảng thực hiện và hiệu quả chưa thật sự cao như kì vọng; hành vi đối với vấn đề rác thải nhựa của học sinh có sự khác biệt liên quan tới giới tính; khối lớp và giữa các địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp cho học sinh trung học phổ thông tại các tỉnh Miền Trung.