Dòng Nội dung
1
Biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình / Lê Vĩnh Hằng // Tạp chí Khoa học quản lý giáo dục : Journal of Educational management science . - 2023-12. - tr. 137-147. - ISSN: 2354-0788



Ký hiệu phân loại (DDC): 371.13
HĐCNL đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển giáo dục toàn diện ở trường tiểu học khi thực hiện CTGDPT 2018. Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận, bài viết giới thiệu kết quả đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động này ở các trường tiểu học huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Khảo sát thực trạng được thực hiện tại 10 trường tiểu học của huyện Tuyên Hóa, chọn mẫu đại diện từ 24 trường, với 03 nhóm khách thể gồm 150 cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm, 200 học sinh khối lớp 5 và 200 cha mẹ học sinh. Hy vọng kết quả nghiên cứu tại một địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn có thể làm tài liệu tham khảo cho những địa bàn có điều kiện tương đồng, hướng tới thực hiện tốt hơn CTGDPT 2018 mới.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Mô hình Trường tiểu học cộng đồng ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) (tiếp theo) / Hoài Phạm // Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển : Journal Of Research And Development . - 2020. - tr. 48-74. - ISSN: 1859-0152


27 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 372.9
Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, toàn bộ nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam nói chung và nền giáo dục tiểu học nói riêng đã có những bước đi tích cực và đáng được ghi nhận. Trong đó, chúng ta không thể bỏ qua sự xuất hiện và hoạt động của trường tiểu học cộng đồng, một mô hình trường học mang tính địa phương và có nhiều giá trị thực tiễn. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của các trường tiểu học này vẫn còn nhiều lúng túng, thiếu sót và chắc chắn không thể đạt được những mục tiêu như kế hoạch lý tưởng đề ra. Thông qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau, bài viết này mong muốn giới thiệu lại một cách cơ bản về mô hình trường tiểu học cộng đồng đã từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975, để làm tài liệu tham khảo nhằm nghiên cứu cải cách giáo dục.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Mô hình trường tiểu học cộng đồng ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) / Hoài Phạm // Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển : Journal Of Research And Development . - 2020. - tr. 13-41. - ISSN: 1859 - 0152


29 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 372.9
Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, toàn bộ nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam nói chung và nền giáo dục tiểu học nói riêng đã có những bước đi tích cực và đáng được ghi nhận. Trong đó, chúng ta không thể bỏ qua sự xuất hiện và hoạt động của trường tiểu học cộng đồng, một mô hình trường học mang tính địa phương và có nhiều giá trị thực tiễn. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của các trường tiểu học này vẫn còn nhiều lúng túng, thiếu sót và chắc chắn không thể đạt được những mục tiêu như kế hoạch lý tưởng đề ra. Thông qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau, bài viết này mong muốn giới thiệu lại một cách cơ bản về mô hình trường tiểu học cộng đồng đã từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975, để làm tài liệu tham khảo nhằm nghiên cứu cải cách giáo dục.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện Cần Đước, tỉnh Long An / Hồ Thị Hồng Cúc, Phạm Thị Lan Huệ // Tạp chí Khoa học quản lý giáo dục : Journal of Educational management science . - 2024-12-20. - tr. 59-67. - ISSN: 2354-0788



Ký hiệu phân loại (DDC): 372.1209597
Bài viết phân tích làm rõ tầm quan trọng của tổ chuyên môn trên cơ sở định hướng đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Long An. Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện Cần Đước, tỉnh Long An, từ những vấn đề thực tế xã hội đang đặt ra và những yêu cầu thực tiễn của các trường tiểu học trong huyện Cần Đước, tỉnh Long An tác giả đề xuất một số biện pháp: Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về vị trí và vai trò, quản lý công tác xây dựng kế hoạch hoạt động, tăng cường công tác quản lý nội dung sinh hoạt, tăng cường quản lý công tác kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động của tổ chuyên môn và chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên. Năm biện pháp này thực hiện đồng bộ sẽ khắc phục hạn chế trong thời gian qua, góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong thời gian tới.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)