Dòng Nội dung
1
Đánh giá nhu cầu và sự sẵn sàng chi trả cho sử dụng dịch vụ mobile app của khách hàng khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018 / Nguyễn Thị Hạnh, Hồ Thị Kim Thanh, Lê Minh Giang // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 263-272. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 610
Trình bày về nghiên cứu điều tra mô tả cắt ngang trên 350 khách hàng tới khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong năm 2018. Mục tiêu nghiên cứu nhằm: 1) Đánh giá nhu cầu sử dụng ứng dụng Mobile app của khách hàng khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018 và 2) Đánh giá sự sẵn sàng chi trả cho sử dụng ứng dụng Mobile app của khách hàng khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đa số khách hàng có nhu cầu sử dụng ứng dụng Mobile app do Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cung cấp. Các nội dung của Mobile app được khách hàng mong đợi nhiều bao gồm: Thông tin về chất lượng của cơ sở y tế cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ và thông tin về cơ sở y tế cung cấp dịch vụ; Thông tin chi tiết về danh mục khám và gói khám; Thông tin về kết quả khám sức khỏe định kỳ hàng quý. Khách hàng cũng mong muốn được CBYT theo dõi, tư vấn về sức khỏe sau khi khám nếu mắc các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu … Về sự sẵn sàng chi trả cho dịch vụ Mobile app, kết quả cho thấy: Có 60% khách hàng sẵn sàng chi trả cho sử dụng dịch vụ Mobile App. Mức sẵn sàng chi trả trung bình cho sử dụng dịch vụ Mobile App hàng tháng là 17,5 ngàn đồng. Nhóm đối tượng có thu nhập cao, nhóm đối tượng đã từng sử dụng dịch vụ y tế và nhóm có nhu cầu theo dõi tư vấn sức khỏe có sự sẵn sàng chi trả cao hơn so với nhóm còn lại. Dịch vụ Mobile App của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được đánh giá là cần thiết và đáp ứng mong đợi của khách hàng đến khám sức khỏe định kỳ. Căn cứ vào nhu cầu và sự sẵn sàng chi trả, Bệnh viện ĐHYHN có thể xây dựng cơ chế tính phí thu phù hợp theo đặc điểm nhóm khách hàng.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Mô hình lồng ghép điều trị nghiện chất bằng Suboxone tại cơ sở điều trị HIV ngoại trú ở Hà Nội: quan điểm của cán bộ y tế và bệnh nhân / Đinh Thị Thanh Thúy, Lê Minh Giang, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 199-206. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về việc nghiên cứu định tính mô tả thách thức và thuận lợi từ quan điểm của bệnh nhân và cán bộ y tế trong quá trình thực hiện lồng ghép điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Suboxone tại cơ sở điều trị HIV ngoại trú tại Hà Nội. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tiến hành phỏng vấn sâu nhóm cán bộ y tế (24 cán bộ) và nhóm bệnh nhân tham gia can thiệp (23 bệnh nhân) tại 4 cơ sở điều trị HIV ngoại trú triển khai can thiệp tại Hà Nội. Kết quả phân tích cho thấy, mô hình điều trị lồng ghép nghiện chất dạng thuốc phiện tại cơ sở điều trị HIV ngoại trú (OPC) hiệu quả trên các phương diện như cải thiện mối quan hệ và trao đổi giữa cán bộ y tế và bệnh nhân, bệnh nhân chăm sóc toàn diện điều trị ARV và điều trị nghiện chất và thuận tiện trong việc đi lại và tiếp cận dịch vụ sức khỏe. Bên cạnh đó, mô hình lồng ghép đối diện với nhiều thách thức như kiến thức và kỹ năng điều trị, tình trạng quá tải công việc, trang thiết bị cơ sở vật chất, và vấn đề kỳ thị. Những phát hiện của nghiên cứu này là một đóng góp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, duy trì và mở rộng mô hình điều trị trong tương lai.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nặng của người bệnh COVID-19 tại tỉnh Bắc Ninh và Nghệ An : Kết quả từ một nghiên cứu bệnh chứng tại bệnh viện năm 2022 / Nguyễn Ngọc Hiếu, Đặng Thị Hương, Trần Văn Giang, Lê Minh Giang // Tạp chí Y tế Công Cộng : Vietnam Journal of Public Health . - 2023. - tr. 6-19. - ISSN: 1859-1132



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Nghiên cứu về đặc điểm và xác định yếu tố tiên lượng nặng của người bệnh COVID-19 trong tình hình đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp là rất cần thiết. Cần tiền hành nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm và xác định một số yếu tố liên quan tới tình trạng bệnh nặng của người bệnh COVID-19 nhập viện điều trị sáu tháng đầu năm 2022. Cần theo dõi các yếu tố tiên lượng nặng trong 24 giờ đầu để có phương án điều trị sớm và phù hợp cho người bệnh. Đồng thời, tiêm vắc xin phòng COVID-19 là phương pháp dự phòng bệnh nặng hiệu quả nên được chú trọng triển khai, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Thực trạng nhân lực bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên ngành phục hồi chức năng làm việc tại Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện ở các vùng sinh thái / Đoàn Quốc Hưng, Lê Minh Giang, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 211-219. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về nghiên cứu nhằm mô tả tình hình nhân lực chuyên ngành phục hồi chức năng tại các bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố, bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện chuyên ngành phục hồi chức năng tại 7 tỉnh đaị diện cho 7 vùng sinh thái trên cả nước năm 2021. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng số liệu sẵn có kết hợp phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo các bệnh viện và các bác sĩ hiện đang công tác tại các bệnh viện. Kết quả cho thấy, tại 26 bệnh viện nghiên cứu có tổng cộng 200 bác sĩ công tác trong lĩnh vực phục hồi chức năng và 344 kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Trình độ chuyên môn của các bác sĩ phần lớn là bác sĩ Y học cổ truyền (47%) và bác sĩ định hướng chuyên ngành phục hồi chức năng (25%). Phân bố nhân lực bác sĩ giữa các vùng sinh thái không đồng đều, trong đó đông nhất là ở các vùng Bắc Trung Bộ (27,5%), Trung du và Miền núi phía Bắc (25%). Trong khi đó, gần một nửa số kỹ thuật viên phục hồi chức năng tập trung tại vùng Duyên hải và Nam Trung Bộ 42,2%). Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra gần 70% là kỹ thuật viên vật lý trị liệu, riêng chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu thấp nhất chỉ có 7,3%. Việc đào tạo nhân lực đúng chuyên ngành trong lĩnh vực phục hồi chức năng gồm bác sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng và kỹ thuật viên phục hồi chức năng đồng đều theo các khu vực cũng như đáp ứng về mặt số lượng là rất cần thiết để phát triển và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong lĩnh vực phục hồi chức năng trong tương lai.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)