Dòng Nội dung
1
Đánh giá áp lực hậu môn trực tràng ở trẻ em bị táo bón mạn tính chức năng / Lương Thị Minh, Chu Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Việt Hà // . - . - . - ISSN: 2354-080X
// Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 94-101. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 618
Táo bón thường gặp ở trẻ em, với phần lớn các trường hợp là táo bón chức năng. Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương trên 41 trẻ ≥ 6 tuổi bị táo bón mạn tính chức năng theo tiêu chuẩn Rome IV. 100% trẻ có phản xạ ức chế hậu môn trực tràng. Áp lực nghỉ trung bình của hậu môn là 66,04 ± 16,7 mmHg. Tỷ lệ trẻ có áp lực nghỉ trong khoảng 50 – 70 mmHg chiếm tỷ lệ cao nhất 51,2%. Áp lực hậu môn và trực tràng khi nhíu trung bình là 121,5 ± 32,9 mmHg và 43,6 ± 17 mmHg. Áp lực hậu môn và trực tràng khi ho trung bình là 103,9 ± 29,1 mmHg và 36,35 ± 13,83 mmHg. Áp lực hậu môn và trực tràng khi rặn trung bình là 44,1 ± 20,9 mmHg và 71 ± 13,5 mmHg. 78% trẻ có kiểu đại tiện theo sinh lý. Kết luận đo áp lực hậu môn trực tràng giúp tránh bỏ sót một số bệnh lý có thể phát hiện sớm như bệnh phình đại tràng bẩm sinh và một số bệnh rối loạn cơ thắt hậu môn.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Mối liên quan giữa áp lực hậu môn trực tràng với kết quả điều trị táo bón chức năng ở trẻ em / Lương Thị Minh, Nguyễn Thị Việt Hà, Chu Thị Phương Mai // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 113-119. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 618
Trình bày về việc táo bón thường gặp ở trẻ em, với phần lớn các trường hợp là táo bón chức năng. Nghiên cứu theo dõi dọc 41 trẻ >6 tuổi bị táo mạn tính chức năng theo tiêu chuẩn Rome IV. 32 trẻ đáp ứng điều trị tốt (78%) và 9 trẻ đáp ứng không tốt (22%). Cần thêm các nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn về mối liên quan giữa áp lực hậu môn trực tràng với kết quả điều trị táo bón chức năng ở trẻ em, từ đó giúp đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp cho trẻ.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)