Đặc điểm thực vật, trình tự gen ITS và sơ bộ thành phần hóa thực vật của Kim sa tùng (Baeckea frutescens L.), họ Sim (Myrtaceae) / Nguyễn Đỗ Lâm Điền, Dương Nguyên Xuân Lâm
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu khảo sát đặc điểm thực vật, trình tự ITS để góp phần định danh đúng loài Kim sa tùng và sơ bộ thành phần hóa thực vật. Loài Kim sa tùng được định danh dựa trên hình thái và giải trình tự gen ITS. Kết quả giải trình tự gen ITS đã xác định rằng đối tượng nghiên cứu thuộc loài Baeckea frutescens L. Kết quả khảo sát hình thái cho thấy có đặc điểm: lá đơn, mọc đối, 5 lá đài dính, 5 cánh hoa rời, khoảng 6 đến 8 nhị rời xếp một vòng, 3 lá noãn, bầu dưới; kèm dữ liệu giải phẫu: sợi libe, libe trong, túi tiết ly bào và tinh thể calci oxalat hiện diện ở vi phẫu thân và lá. Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật trong lá đã cho thấy có tinh dầu, triterpenoid, flavonoid, saponin, tannin, và anthranoid. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm dữ liệu về trình tự ITS, đặc điểm hình thái, giải phẫu thân, lá và thành phần hóa thực vật có trong lá của loài Kim sa tùng ở Việt Nam
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật và một số hoạt tính sinh học cao chiết ethanol của cây Mua thấp (Melastoma dodecandrum Lour. Melastomaceae) / Nguyễn Hoàng Khánh Linh, L
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học của dược liệu Mua thấp từ cao chiết ethanol 80 %. Sơ bộ hóa thực vật dược liệu bằng phương pháp Ciuley cải tiến bởi Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Chiết xuất cao toàn phần Mua thấp bằng phương pháp chiết ngấm kiệt với cồn 80 % ở nhiệt độ phòng. Thử hoạt tính chống bệnh tiểu đường trên enzyme α-glucosidase, kháng viêm và chống oxy hóa trên mô hình DPPH. Kết quả nghiên cứu cung cấp một số thông tin chưa được nghiên cứu về dược liệu Mua thấp, giúp xác định tiềm năng của loài dược liệu này trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp định tính để nghiên cứu các hợp chất tồn tại trong cây Mua thấp và chứng minh khả năng chống bệnh tiểu đường, kháng viêm và chống oxy hóa.
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật và một số hoạt tính sinh học cao chiết ethanol của cây Mua thấp (Melastoma dodecandrum Lour. Melastomaceae) / Nguyễn Hoàng Khánh Linh, L
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học của dược liệu Mua thấp từ cao chiết ethanol 80 %. Sơ bộ hóa thực vật dược liệu bằng phương pháp Ciuley cải tiến bởi Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Chiết xuất cao toàn phần Mua thấp bằng phương pháp chiết ngấm kiệt với cồn 80 % ở nhiệt độ phòng. Thử hoạt tính chống bệnh tiểu đường trên enzyme α-glucosidase, kháng viêm và chống oxy hóa trên mô hình DPPH. Kết quả nghiên cứu cung cấp một số thông tin chưa được nghiên cứu về dược liệu Mua thấp, giúp xác định tiềm năng của loài dược liệu này trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp định tính để nghiên cứu các hợp chất tồn tại trong cây Mua thấp và chứng minh khả năng chống bệnh tiểu đường, kháng viêm và chống oxy hóa.
Đánh giá tác động giảm đau, kháng viêm của cao chiết nước cỏ Mần trầu (Eleusine indica (Linn.) Gaertner) / Hoàng Thị Phương Liên,, Nguyễn Hữu Phúc, Vũ Ánh Minh Trang..[và nhữ
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tác động giảm đau và kháng viêm in vivo của cao chiết nước phần trên mặt đất cỏ Mần trầu ở chuột nhắt trắng. Tiêm phúc mô dung dịch acid acetic 1 % để gây đau cho chuột, theo dõi số lần đau và thời gian đau trong vòng 40 phút. Ở thử nghiệm kháng viêm, chuột được tiêm dưới da gan bàn chân dung dịch carrageenan 1 %, theo dõi độ sưng phù bàn chân ở các thời điểm (3, 6, và 24) giờ sau khi tiêm. Thuốc đối chứng là diclofenac, 5 mg/kg thể trọng, đường uống. Chuột được uống cao chiết ở liều (250 và 500) mg/kg có số lần đau giảm (35,98 và 53,78) % và thời gian đau giảm (38,00 và 57,85) % so với lô chứng bệnh (p < 0,05). Ở thử nghiệm kháng viêm, lô chuột được uống cao chiết cỏ Mần trầu ở liều (250 và 500) mg/kg giảm độ sưng phù chân chuột (38,29 và 42,58) % ở thời điểm 24 giờ sau khi tiêm carragenan so với lô chứng bệnh uống nước cất (p < 0,05). Kết quả thử nghiệm cho thấy cao chiết nước cỏ Mần trầu có tác động giảm đau, kháng viêm trên mô hình thực nghiệm.
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và hợp chất hữu cơ đến quá trình nhân giống in vitro cây Lan Giả hạc (Dendrobium anosmum Lindl.) / Phan Văn Hoài Luân, Mai T
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu này nhằm xác định chất điều hòa sinh trưởng thích hợp cho quá trình nhân nhanh chồi và ra rễ của cây Lan Giả hạc in vitro. Kết quả nghiên cứu sau 45 ngày cho thấy các chất điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhân nhanh chồi và ra rễ của cây Lan Giả hạc nuôi cấy in vitro. Trong đó, môi trường MS bổ sung BA 1 mg/L là thích hợp nhất cho quá trình nhân nhanh chồi với số chồi đạt được là 5,8 chồi. Môi trường bổ sung nước dừa 20 % là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây với các chỉ tiêu số chồi, số lá và chiều cao chồi đạt được tương ứng là 2,4 chồi, 3,11 lá và 3,44 cm. Cây ra rễ tốt nhất trên môi trường MS bổ sung IBA 0,5 mg/L với số rễ trung bình đạt được là 3,18 rễ. Kết quả đạt được của nghiên cứu góp phần vào việc xây dựng được quy trình vi nhân giống cây Lan Giả hạc in vitro nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về cây giống
Ảnh hưởng của vi lượng boron và kẽm đến tỷ lệ đậu quả và năng suất hạt cây Sacha inchi (Plukenetia volubillis L.) trồng tại Củ Chi – TP.HCM / Bùi Lê Trọng Nhân, Nguyễn Quang
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Trình bày Trong hạt Sacha inchi lượng dầu chiếm tới (52-53) % trọng lượng phần nhân, trong đó hàm lượng omega-3 chiếm 45,7 %, omega-6 chiếm 44,19 % và omega-9 chiếm 0,63 % hàm lượng dầu. Nghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của vi lượng boron (B) và kẽm (Zn) đến tăng khả năng đậu quả và năng suất hạt Sacha inchi. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nghiên (RCBD) tại vườn thực nghiệm trồng Sacha inchi của Viện Nghiên cứu và Phát triển Sinh học Nông nghiệp tiên tiến ở Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy việc bổ sung vi lượng B và Zn riêng lẻ hoặc kết hợp Zn + B đều làm tăng tỷ lệ đậu quả và năng suất hạt Sacha inchi, trong đó tỷ lệ quả đậu cao nhất ở khi sử dụng kết hợp cả Zn 0,1 % và B 0,05 % đạt 12,20 %, tăng 1,83 lần và năng suất lứa hạt đầu cũng đạt cao nhất (3,93 tấn/ha, tăng 2,05 lần so với đối chứng). Kết quả nghiên cứu đã giúp khắc phục tình trạng đậu quả kém của cây Sacha inchi, góp phần hoàn thiện quy trình trồng loại cây này đạt năng suất cao hơn.
Nghiên cứu điều kiện thích hợp để sản xuất dịch thủy phân ấu trùng Ruồi Lính đen bằng chế phẩm KMINA / Phan Văn Hoài Luân, Huỳnh Văn Hiếu
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu nhằm xác định các điều kiện thích hợp cho quy trình sản xuất dịch thủy phân ấu trùng Ruồi Lính đen bằng chế phẩm KMINA. Sử dụng các vi sinh vật có khả năng tiết ra enzyme protease giúp thủy phân ấu trùng Ruồi Lính đen tạo thành phân bón giàu dinh dưỡng với 5 chỉ tiêu chỉ tiêu nghiên cứu là: hàm lượng chế phẩm KMINA (1), hàm lượng ấu trùng Ruồi Lính đen (2), thời gian ủ (3), nhiệt độ ủ (4) và độ pH (5). Kết quả cho thấy công thức phối trộn và điều kiện thích hợp để sản xuất dịch thủy phân ấu trùng Ruồi Lính đen bao gồm: 3 mL chế phẩm KMINA + 30 g ấu trùng Ruồi Lính đen + 5 g mật rỉ + 30 mL nước, thời gian ủ là 25 ngày với nhiệt độ là 35 ℃ và pH = 7 cho ra kết quả tốt nhất với hàm lượng acid amin tự do được xác định bằng phương pháp đo quang phổ UV-Vis là 718,52 g/mL. Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng quy trình sản xuất dịch thủy phân ấu trùng Ruồi Lính đen bằng chế phẩm vi sinh KMINA, góp phần tạo thêm sự phong phú về các dòng phân bón hữu cơ có lợi cho cây trồng và thân thiện với con người và môi trường.
Khảo sát một số thành phần thức ăn lên sự sinh trưởng của Dông cát (Leiolepis belliana) nuôi thử nghiệm tại huyện Củ Chi, TP.HCM / Trần Vũ Hoài An, Võ Thanh Sang, Huỳnh Văn Hi
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu nhằm tìm ra công thức, thành phần thức ăn giúp chuẩn hóa quy trình nuôi Dông cát, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng cho Dông cát. Khẩu phần ăn được bố trí gồm các loại: rau xanh (rau muống, rau lang); bí đỏ; ấu trùng Ruồi Lính đen, bổ sung cám viên vào thành phần ăn để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho Dông cát. Công thức có tỉ lệ 6:4:1:1 (RX: BĐ: RLĐ: CV) hiệu quả nhất với hiệu suất tăng trưởng là 29,23 % so với trọng lượng cơ thể ban đầu của Dông cát, Dông cát đạt chiều dài trung bình là 36,54 cm và trọng lượng 93,83 g sau 120 ngày nuôi thử nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá và điều chỉnh thành phần thức ăn đúng tỷ lệ rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của Dông cát.
Khảo sát quá trình nuôi ấu trùng Ruồi Lính đen (Hermetia illucens) bằng phụ phẩm hữu cơ / Trần Tuấn Kiệt, Huỳnh Văn Hiếu, Nguyễn Minh Duy
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Trình bày Ấu trùng Ruồi Lính đen có khả năng sinh trưởng và xử lý hiệu quả trên nhiều loại chất nền hữu cơ khác nhau. Nghiên cứu này khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng Ruồi Lính đen bằng phụ phẩm hữu cơ. Các chất nền được phối trộn theo tỷ lệ 85:15, trong đó 85 % là hỗn hợp bẹ bắp cải và vỏ thơm (tỷ lệ 1:1) và 15 % còn lại là bã đậu; ruột cá hoặc cám gà. Mẫu đối chứng được sử dụng với 100 % là hỗn hợp bẹ bắp cải và vỏ thơm (tỷ lệ 1:1). Các chất nền này được xay nghiền và xử lý bằng chế phẩm vi sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ấu trùng Ruồi Lính đen có khả năng sinh trưởng và phát triển trên các chất nền trên. Trong đó, tỷ lệ phối trộn 85:15 giữa bẹ bắp cải: vỏ thơm (1:1) và ruột cá cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ sống sót cao nhất 94,02 % và chất nền chỉ sử dụng bẹ bắp cải và vỏ thơm (1:1) cho tỷ lệ sống sót thấp nhất là 70,64 %. Nghiên cứu này cung cấp dữ liệu quan trọng giúp tối ưu hóa quy trình nhân nuôi ấu trùng Ruồi Lính đen bằng phụ phẩm hữu cơ, đóng góp vào việc giảm thiểu chất thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Physicochemical profile and antioxidant activity of mint honey from Ha Giang Province, Viet Nam / Tran Van Nguyen, Tran Thi Hong Hanh, Nguyen Thi Quynh Nhu
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Monofloral honey samples (Mentha longifolia L.) from Ha Giang, Viet Nam, were chosen for this study. The samples were analyzed by their physicochemical properties, including total phenolic content (TPC), total flavonoid content (TFC), and total carotenoid content (TCC). The levels of hydroxymethylfurfural (HMF) (33.40-37.51) mg/kg and free acid (13.67-24.17) meq/kg in mint honey were measured. Moreover, the high levels of TPC (45.15-70.44) mg GAE/100 g, TFC (3.04-5.04) mg GE/100 g, and TCC (12.54-17.01) mg β-carotene/kg content in mint honey contributed to its antioxidant activity, as indicated by IC50 of 37.99-50.89 mg/mL. The findings of this study emphasize the significance of mint honey as a health-promoting substance.
|
|
|
|