Bài trích (Tất cả)
Phân lập, tuyển chọn chủng Bacillus có khả năng phòng trừ sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker) gây hại trên cây dừa tại tỉnh Bến Tre / Đỗ Thị Mai Trinh, Lê Thanh Bình, Hồ ... Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Phân tích hàm lượng surfactin bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ UPLC-MS/MS cho thấy, cả hai chủng vi khuẩn Bacillus đều có sự xuất hiện của hoạt chất surfactin, chủng Bacillus amyloliquefaciens subsp. plantarum B9.10 đạt hàm lượng surfactin là 0,60 mg/g và chủng Bacillus velezensis D13 đạt hàm lượng surfactin là 0,42 mg/g.

Tổng quan về phân loại nấm Thượng hoàng Tropicoporus linteus (Phellinus linteus) và một số góc nhìn mới về nấm Thượng hoàng ở Việt Nam / Lê Thị Hoàng Yến, Đồng Thị Hoàng ... Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày Nấm Thượng hoàng - Sanghuang là tên gọi dân gian cho một loài nấm dược liệu cổ truyền nổi tiếng được biết nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Loài nấm này được ví như thần dược dựa vào các hoạt tính dược học quý như chống ung thư, chống tiểu đường, bảo vệ gan, bảo vệ thần kinh, kháng viêm, điều hoà miễn dịch, chống ôxy hóa, kháng khuẩn và kháng virus… Năm 1968, Phellinus linteus là tên khoa học chính thức được sử dụng cho nấm Thượng hoàng. Kể từ đó, P. linteus được các nhà khoa học sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, vào năm 1992, P. linteus đã bị chuyển sang Inonotus. Năm 2016, dựa vào kết quả phân tích hình thái học và trình tự gen rDNA vùng ITS và nLSU, P. linteus đã được chuyển sang Tropicoporus linteus. Đồng thời, các tác giả cũng chia Inonotus thành ba chi: Inonotus,Tropicoporus và Sanghuangporus. Sanghuangporus đã trở thành chi mới và đại diện cho nấm Thượng hoàng theo quan điểm hiện đại. Trong bài báo này, chúng tôi nêu khái quát một số quan điểm mới trong hệ thống phân loại nấm Thượng hoàng Tropicoporus linteus và một số loài gần gũi khác nhằm đưa ra một góc nhìn mới về loại nấm dược liệu này ở Việt Nam.

Bước đầu nghiên cứu chuyển gen vào chủng nấm sợi thực phẩm Aspergillus luchuensis AL1 sử dụng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens / Thái Hạnh Dung, Trịnh Thị Minh, Ngô Ánh Ngọ ... Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Nghiên cứu này giới thiệu chủng A. luchuensis AL1 có nguồn gốc từ thực phẩm, được phân loại dựa trên đặc điểm hình thái và phân tích trình tự ba vùng gen độc lập gồm ITS của rDNA, gen β-tubulin (benA) và calmodulin (CaM). Bước đầu nghiên cứu này đã thành công trong chuyển gen vào A. luchuensis AL1 nhờ sử dụng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và gen kháng hygromycin B. Hiệu suất chuyển gen đạt 40 thể chuyển gen/10 6 bào tử nấm và không xuất hiện các khuẩn lạc dương tính giả. Với phương pháp chuyển gen này, chủng A. luchuensis AL1 đã được tích hợp thành công thêm gen mã hóa protein huỳnh quang xanh (GFP) dưới sự điều hòa của promoter gpdA từ nấm Aspergillus nidulans. Phân tích các chủng chuyển gen GFP dưới kính hiển vi huỳnh quang cho thấy sự biểu hiện mạnh của protein GFP ở toàn hệ sợi của nấm.

Thiết kế cấu trúc nano bạc tuần hoàn 2D tạo hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt vùng hồng ngoại gần ứng dụng cho cảm biến / Nguyễn Xuân Bách, Nguyễn Hữu Tư, Phạm Thanh Sơn ... Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày kết quả nghiên cứu lý thuyết và mô phỏng cấu trúc nano bạc (Ag) tuần hoàn 2D tạo hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt vùng hồng ngoại gần. Để làm rõ cơ chế cộng hưởng plasmon bề mặt của cấu trúc, lý thuyết cộng hưởng plasmon bề mặt định xứ và không định xứ đã được trình bày. Phương pháp đạo hàm hữu hạn trong miền thời gian (FDTD) được sử dụng để mô phỏng các tính chất quang của cấu trúc nano Ag sắp xếp tuần hoàn 2D và kiểm chứng kết quả tính toán lý thuyết thu được. Các tính toán, mô phỏng về sự phụ thuộc của cộng hưởng plasmon bề mặt vào chiết suất của môi trường xung quanh cho thấy cấu trúc được đề xuất nhạy với môi trường chất khí, với độ nhạy trung bình 1423,7 nm/RIU (đơn vị chiết suất) và hệ số phẩm chất (FOM) trung bình đặc trưng cho độ chọn lọc là 110,2 RIU-1. Các kết quả tính toán và mô phỏng làm nền tảng cho việc chế tạo các cảm biến chiết suất plasmonic vùng hồng ngoại gần nhạy với sự thay đổi nhỏ của môi trường xung quanh.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của vật liệu phân hủy sinh học chế tạo từ nhựa polyhydroxyalkanoates gia cường cellulose vi khuẩn / Nguyễn Ngọc Diệp, Đoàn Hoàng ... Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày nhằm mục tiêu phát triển các tính chất của nhựa phân hủy sinh học để thay thế nhựa gốc dầu mỏ, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, nghiên cứu này khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của vật liệu phân hủy sinh học dựa trên nhựa polyhydroxyalkanoates (PHAs) gia cường sợi cellulose vi khuẩn (BC). Trong khuôn khổ nghiên cứu, hàm lượng chất trợ tương hợp 3-6% và hàm lượng sợi gia cường 2-8% được đưa vào nền nhựa PHA. Hiệu quả của chất trợ tương hợp được đánh giá thông qua độ bền kéo đứt và độ giãn dài khi đứt, ảnh hưởng của hàm lượng sợi gia cường được đánh giá dựa trên tính chất nhiệt, phổ hồng ngoại, độ hấp thụ nước, góc thấm ướt và độ bền kéo. Kết quả khảo sát đã lựa chọn được tỷ lệ trợ tương hợp phù hợp là 5% và tỷ lệ gia cường tối ưu là 4% với các tính chất như: độ bền kéo đứt của vật liệu đạt 12,08 Mpa, độ giãn dài 86%, khả năng hấp thụ nước 0,7%, góc tiếp xúc 82°. Tính chất nhiệt và phổ hồng ngoại của vật liệu ít bị ảnh hưởng bởi hàm lượng gia cường thêm vào. Tối ưu hoá hàm lượng trợ tương hợp và hàm lượng gia cường trong chế tạo vật liệu phân hủy sinh học PHA/BC góp phần làm giảm giá thành và cải thiện được tính chất cơ học của PHA.

Nghiên cứu ảnh hưởng của tiền xử lý lạnh đông và lên men nội sinh đến chất lượng và thời gian chế biến hành đen bằng phương pháp nhiệt ẩm / Trần Phương Chi, Hoàng Thị Lệ Hằng, ...

Nghiên cứu này là xác định các điều kiện tiền xử lý lạnh đông và lên men nội sinh phù hợp (nhiệt độ, thời gian) nhằm phá vỡ cấu trúc tế bào, thúc đẩy các phản ứng do enzym (phản ứng thủy phân các polysaccarit, protein, phản ứng chuyển hóa hợp chất polyphenol ở dạng liên kết sang dạng tự do…), nâng cao hàm lượng các thành phần dinh dưỡng và các hoạt chất trong sản phẩm hành đen và rút ngắn thời gian lên men. Kết quả nghiên cứu đã xác định được điều kiện tiền xử lý lạnh đông ở nhiệt độ -20oC trong 30 giờ, điều kiện lên men nội sinh ở nhiệt độ 45oC trong 2 ngày là phù hợp. Ở các điều kiện này, sản phẩm hành đen đạt chất lượng tốt, tương ứng tổng thời gian lên men rút ngắn xuống 17 ngày so với đối chứng là 24 ngày. Nghiên cứu này bước đầu mang lại tính khả thi cho việc sản xuất hành đen ở quy mô công nghiệp.

Tối ưu hóa một số yếu tố công nghệ tiền xử lý bằng thủy phân enzyme pullulanase kết hợp quá trình thủy nhiệt để sản xuất tinh bột kháng tiêu hóa RS3 từ nguyên liệu bột gạo / P ... Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Nghiên cứu này là thực nghiệm đa yếu tố và tối ưu hóa một số yếu tố công nghệ tiền xử lý thủy phân bằng enzyme pullulanase kết hợp quá trình thủy nhiệt để tạo tinh bột kháng tiêu hóa RS3 (tinh bột kháng RS3) từ bột gạo giống lúa IR50404. Kế hoạch thực nghiệm đa yếu tố sử dụng mô hình quy hoạch của Box-Behnken với 3 biến độc lập tương ứng miền biến thiên: nồng độ enzyme pullulanase (1,5-2,5%); nhiệt độ thủy phân (52-58oC); thời gian thủy phân (8-12 giờ). Các hàm mục tiêu gồm: hàm lượng tinh bột kháng RS3 (%), hàm lượng đường khử (%) và độ hòa tan (%).Xử lý số liệu và tối ưu hóa bằng phần mềm Design - Expert 7.1 có sử dụng thuật toán hàm mong đợi với mong muốn hàm lượng tinh bột kháng RS3, hàm lượng đường khử và độ hòa tan đạt giá trị lớn nhất, tương ứng hệ số quan trọng 5/5, 4/5 và 4/5. Kết quả của nghiên cứu đã xác định được chế độ tiền xử lý bằng thủy phân enzyme tối ưu với nồng độ enzyme pullulanase 2,2% ở nhiệt độ 54,4oC trong thời gian 10,4 giờ, tương ứng hàm lượng tinh bột kháng RS3 đạt 47,58±0,22%, hàm lượng đường khử đạt 14,12±0,08% và độ hòa tan đạt 68,52±0,18% sau quá trình thủy nhiệt.

Nghiên cứu thực trạng phát sinh và thu gom chất thải từ vỏ lon nhôm ở các hộ gia đình tại quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội / Bùi Thị Thu Trang, Hoàng Thị Huê, Nguyễn Thị Hồn ... Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày sử dụng phương pháp xác định hệ số phát sinh kết hợp với điều tra xã hội học và khảo sát thực địa để nghiên cứu thực trạng phát sinh, thu gom chất thải từ vỏ lon nhôm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vỏ lon nhôm chiếm khoảng 1% tổng lượng chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình. Hệ số phát sinh chất thải vỏ lon nhôm là 0,0012 kg/người/ngày. Với dân số năm 2021 của quận Bắc Từ Liêm là 340.605 người, khối lượng chất thải vỏ lon nhôm là 408,726 kg/ngày. Quá trình điều tra khảo sát cho thấy, vấn đề chất thải vỏ lon nhôm vẫn chưa được quản lý và giải quyết triệt để, địa phương chưa có văn bản quy định cụ thể trong quản lý chất thải vỏ lon nhôm, kinh phí để tổ chức các hoạt động liên quan còn hạn chế. Hầu hết người dân đều nhận thức được trách nhiệm phân loại chất thải vỏ lon nhôm của hộ gia đình (80%) nhưng chưa thực hiện đầy đủ và triệt để. 77% số người được hỏi cho rằng việc thu gom chất thải rắn (CTR) sinh hoạt hiện nay đã đảm bảo vệ sinh môi trường. Tỷ lệ người dân cho rằng tái chế vỏ lon nhôm giúp bảo vệ môi trường chiếm 94%. Về việc sẵn sàng tham gia các hoạt động giảm thiểu chất thải vỏ lon nhôm tại địa phương, số người đồng ý tham gia chiếm 70%. Mức độ sẵn sàng mua các sản phẩm làm từ nhôm tái chế của người dân là 94%.

Phát xạ hồng ngoại gần của vật liệu Li2ZnSn2O6 pha tạp Cr / Phạm Thị Lan Hương, Nguyễn Vân Giang, Hoàng Quang Bắc..[ và những người khác] Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Nghiên cứu này, vật liệu huỳnh quang Li2ZnSn2O6 pha tạp Cr3+ (Li2ZnSn2O6:Cr3+) phát xạ rộng vùng hồng ngoại gần được chế tạo bằng phương pháp phản ứng pha rắn. Kết quả phân tích XRD cho thấy, vật liệu Li2ZnSn2O6:Cr3+ được hình thành đơn pha khi nung ở nhiệt độ 950 và 1050oC và hai pha Li2ZnSn2O6-SnO2 khi nhiệt độ nung lớn hơn 1050oC. Ảnh FESEM cho thấy, hình thái bề mặt của vật liệu nung ở 950oC có dạng hạt với kích thước khoảng 100-300 nm và kích thước hạt ∼1 μm ở 1200oC. Kết quả phổ kích thích phát quang (PLE) và phổ huỳnh quang (PL) cho thấy, vật liệu hấp thu trong vùng 260-500 nm, phổ phát xạ mạnh trong dải bước sóng rộng từ vùng đỏ đến hồng ngoại gần với bước sóng cực đại tương ứng tại 797 nm. Dưới điều kiện thực nghiệm, phát xạ NIR với cường độ mạnh nhất được quan sát trong mẫu Li2ZnSn2O6:0,7%Cr3+ và ủ tại 1050°C thời gian 5 giờ trong môi trường không khí. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy vật liệu Li2ZnSn2O6:Cr3+ có tiềm năng ứng dụng lớn trong chế tạo đèn NIR LEDs.

Phát triển cảm biến điện hóa PANI-CNT mang xúc tác NiO ứng dụng trong phát hiện methanol / Nguyễn Thị Thơm, Phạm Thị Năm, Trương Thị Nam..[và những người khác] Đầu mục:0 Tài liệu số:1

Trình bày việc phát triển các thiết bị có thể phân tích nhanh hàm lượng methanol trong đồ uống có cồn và nhiên liệu xăng đang là vấn đề cần được quan tâm ở nhiều nước đang phát triển. Trong nghiên cứu này, điện cực FTO được biến tính bằng polianilin-ống nano carbon (PANI-CNT) và cố định NiO lên bề mặt bằng phương pháp điện hóa. Điện cực này được ứng dụng làm cảm biến phát hiện nhanh methanol trong nước. Điện cực cảm biến NiO/PANI-CNT/FTO chế tạo được có cấu trúc xốp và thể hiện hoạt tính xúc tác tốt đối với phản ứng ôxy hóa trực tiếp methanol với hai vùng tuyến tính rộng (0-300 mM), độ chọn lọc, độ nhạy cao với methanol. Kết quả này hứa hẹn khả năng ứng dụng cao của điện cực cảm biến chế tạo được cho việc phát hiện MeOH trong nước với độ nhạy và độ chọn lọc cao.