Mái lợp ống cho công trình hầm đào nông tại đô thị / Lương Thị Hằng
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Trong khi xây dựng hầm đang là lựa chọn cho các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực đô thị hoá, thì nhu cầu về xây dựng đối với hầm nông đặt gần khu vực hạ tầng và công trình nhà dân ngày một gia tăng. Khi mà đóng cửa trong thời gian dài của các đường ray tàu hoặc đường bộ đang hoạt động là không được phép, thì phương pháp đào mở bên dưới ga hoặc toà nhà lại không khả thi trong đô thị luôn tắc nghẽn và chật chội. Do đó, các phương pháp đào ngầm an toàn bên dưới các hạ tầng đô thị cần được thiết kế. Bài viết này nghiên cứu các lựa chọn và thách thức liên quan đến phương án thi công thiết bị chống đỡ trước dưới dạng mái lợp ống khung thép. Các thách thức kỹ thuật và thi công cho các lựa chọn hầm sâu hơn cũng như thi công hầm giao cắt nông sẽ được thảo luận, và những thay thế khả dĩ cho việc thi công mái lợp ống ngầm. Bài báo trình bày ảnh hưởng của mái lợp ống trên bề mặt ổn định được sử dụng bởi mô hình số 3D và các kết quả được so sánh với các mô hình cân bằng giới hạn truyền thống bằng cách sử dụng áp lực đất quá tải tác dụng lên các dầm trên nền đàn hồi.
Bảo quản lạnh sâu mô van tim người để ghép tại Ngân hàng Mô, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ năm 2018 đến năm 2023 / Dương Đức Hùng, Dương Công Nguyên, Trần Thị Hằng..[ và nhữn
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nhận xét tình hình thu nhận, xử lý, bảo quản và ghép mô van tim đồng loại tại Ngân hàng Mô, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 10/2018 đến 10/2023. Kết quả cho thấy, Ngân hàng Mô đã thực hiện thu nhận 78 van tim từ 39 người hiến. Tuổi trung bình bệnh nhân hiến là 36,2±17,3 (7-69); nam giới chiếm 76,9%. 100% người hiến có kết quả sàng lọc âm tính với HIV; 97,4% âm tính với HBV và HCV; 9% số van bị loại bỏ do các nguyên nhân: hình thái, nhiễm viêm gan B và viêm gan C. 100% số mẫu có kết quả vi sinh âm tính giai đoạn thu nhận mô, ngâm kháng sinh và trước khi ghép. Đã thực hiện ghép van tim bảo quản cho 51 bệnh nhân từ nhiều bệnh lý; tuổi của bệnh nhân ghép trung bình là 29,7±16,70 tuổi (2-68); thời gian bảo quản đến khi ghép trung bình là 9,4±10,2 tháng (6 ngày đến 41,7 tháng); 36 bệnh nhân sống/ổn định sau ghép, 3 bệnh nhân đã tử vong.
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ sáp ong, sáp cọ và carboxymethyl cellulose đến đặc tính hóa lý của chế phẩm tạo màng và khả năng bảo quản quả chanh leo tím / Nguyễn Sáng, Phạm
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ các thành phần chính tạo chế phẩm phủ màng (MW-CMC) từ 3 nguyên liệu: sáp ong (1, 1,5, 2, 2,5, 3%), sáp cọ (0,3, 0,6, 0,9, 1,2, 1,5%) và nano carboxymethyl (0,4, 0,6, 0,8, 1,0, 1,2%) đến đặc tính hóa lý của chế phẩm và khả năng bảo quản quả chanh leo tím trồng tại tỉnh Sơn La ở nhiệt độ 5±1oC, độ ẩm RH 90±2% trong 48 ngày. Kết quả xác định tỷ lệ thành phần phù hợp của sáp ong trong khoảng 1,5-2,5%, sáp cọ 0,6-1,2% và carboxymethyl 0,4-0,8%. Đặc tính hóa lý của chế phẩm MW-CMC ổn định với pH 7,8-8,2, độ nhớt 10,31-61,59 cp, điện thế zeta tối thiểu |ζ|>54,1 mV, kích thước hạt khoảng 9,2-11,8 µm và mật độ hạt 2,9-3,2 triệu hạt/ml. Kết quả khảo sát và thử nghiệm bảo quản quả chanh leo tím cho thấy: Cường độ hô hấp đạt đỉnh 14,12-23,08 ml CO2/kg.h vào ngày 15 đến ngày 18, tương ứng cường độ sản sinh khí ethylene 191,25-205,67 µl C2H4/kg.h; tỷ lệ hao hụt khối lượng 1,92-3,42%; chất lượng cảm quan được duy trì đến ngày thứ 48 đạt 17,42 điểm.
Mô hình phi tuyến nước nông mô phỏng dòng chảy sau vỡ đập trên nền đáy hạ lưu phức tạp dùng hệ tọa độ (b, s) / Nguyễn Hữu Văn, Phạm Trung Cảnh, Lại Văn Quyền..[ và những người
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nghiên cứu xây dựng một mô hình số mô phỏng dòng chảy sau vỡ đập trên nền đáy hạ lưu phức tạp, có khả năng ứng dụng cao trong mô phỏng dự báo ngập lụt đô thị. Mô hình số sử dụng hệ phương trình phi tuyến nước nông dùng hệ tọa độ (b, s) có ưu điểm đơn giản nhưng hiệu quả trong mô phỏng các hiện tượng dòng chảy không nén được. Phương pháp hỗn hợp thể tích - sai phân hữu hạn và phương pháp tường minh Runge - Kutta 3 bước bậc 3 được sử dụng để rời rạc hóa hệ phương trình chủ đạo tương ứng theo không gian và thời gian. Mô hình số được kiểm chuẩn với kết quả từ mô hình giải tích và mô hình vật lý cho bài toán đáy hạ lưu đơn giản. Với trường hợp đáy hạ lưu phức tạp, mô hình tiếp tục mô phỏng chính xác tốc độ và chiều sâu dòng chảy cho trường hợp đáy gồ ghề và đáy nghiêng nhám.
Một số tính chất của bê tông dùng xi măng siêu sunfat / Lê Xuân Hậu, Trịnh Thị Châm
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Bê tông dùng xi măng siêu sunfat được nghiên cứu và ứng dụng trong thời gian gần đây do nhiều đặc tính tốt của xi măng siêu sunfat như giảm lượng phát thải CO2, giảm khai thác tài nguyên, khoáng sản, giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch rất nhiều so với xi măng thông thường, tận dụng tốt phế phẩm của ngành luyện thép. Với nhiều đặc tính tốt và thân thiện với môi trường như vậy, rất cần thiết phải nghiên cứu và chế tạo bê tông dùng xi măng siêu sunfat có các tính chất kỹ thuật phù hợp. Bài báo này trình bày tính chất của bê tông dùng xi măng siêu sunfat thay cho xi măng Pooclang hỗn hợp đạt cường độ trên 30 MPa và độ sụt 15 – 16cm.
Tính ổn định hệ thanh phẳng theo phương pháp phần tử hữu hạn trong Matlab / Nguyễn Vũ Thiêm, Phạm Văn Trung
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Phương pháp Phần tử hữu hạn (PTHH) là một phương pháp số được áp dụng có hiệu quả để giải các bài toán kết cấu trên máy tính. Đa số các phần mềm tính toán kết cấu hiện nay điều được xây dựng trên cơ sơ phương pháp PTHH. Các bài toán tính toán độ bền và độ cứng bằng phương pháp PTHH đã được trình bầy rất nhiều và khá chi tiết, song bài toán tính độ ổn định của hệ kết cấu theo phương pháp PTHH còn hạn chế. Tác giả đã xây dựng thành công ma trận độ cứng của các phần tử chịu uốn cộng kéo (nén) và ma trận độ cứng của cả hệ kết cấu. Bằng cách lập trình tính toán trong Matlab, tác giả đã giải quyết hai bài toán tính ổn định của khung 1 tầng một nhịp chịu một tải trọng và nhiều tải trọng.Bài toán khung chịu một tải trọng có kết quả Pth=7.7856EI/L2 trùng khớp với ví dụ 3.1 trong giáo trình cho thấy độ tin cậy của phương pháp tính. Bài toán khung khung chịu nhiều tải trọng có kết quả Pth=3.4438EI/L2 cho thấy khả năng tính toán của phương pháp.
Đánh giá khả năng kháng một số nấm bệnh thực vật của chủng xạ khuẩn Streptomyces murinus XKH6 phân lập từ đất trồng nghệ tại Hưng Yên / Chu Thanh Bình, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Trình bày 6 chủng xạ khuẩn phân lập từ đất trồng nghệ tại Hưng Yên đã lựa chọn được chủng xạ khuẩn XKH6 có hoạt tính kháng đồng thời 5 loài nấm bệnh thực vật gồm Penicillium digitatum, Colletotrichum gloeosporioides, Aspergillus niger, Fusarium oxysporum và Aspergillus flavus. Đặc biệt, dịch nuôi cấy chủng xạ khuẩn XKH6 kiểm soát 100% khả năng gây bệnh của 3 loài nấm P. digitatum, C. gloeosporioides, A. niger khi lây nhiễm nhân tạo trên quả cam và táo. Chủng XKH6 được định danh thuộc loài Streptomyces murinus dựa vào đặc điểm về hình thái và phân tích trình tự gen 16S rRNA. XKH6 có độ tương đồng là 100% khi so sánh trên GenBank. Chủng S. murinus XKH6 có triển vọng trong phát triển chế phẩm vi sinh kiểm soát P. digitatum, A. niger, C. gloeosporioides gây bệnh cây trồng.
Tính toán lực xiết tối ưu của bu lông chịu kéo dưới tác dụng của tải trọng thay đổi / Vũ Lệ Quyên
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Theo các nghiên cứu với liên kết bu lông chịu kéo được xiết đủ chặt sẽ sinh ra ứng lực trước tạo nên biến dạng ngược với khi chịu tải của mối nối. Do vậy, khi làm việc khoảng 75% tác dụng của ngoại lực phân phối lên mối nối triệt tiêu biến dạng ban đầu và bu lông chịu khoảng 25% còn lại cùng với lực siết [5]. Có thể thấy khi xiết chặt bu lông sẽ giúp tăng độ bền và tuổi thọ mối nối, đảm bảo độ bền đồng đều trên thân bu lông và của mối nối, đặc biệt là với các liên kết bu lông chịu tải trọng thay đổi. Bài báo đề xuất phương án tính toán lực xiết tối ưu và độ bền mỏi của liên kết bu lông chịu kéo dưới tác dụng của tải trọng thay đổi theo tiêu chí của Goodman và Gerber phụ thuộc vào giới hạn biên độ và giá trị trung bình của ứng suất.
Tuyển chọn các chủng vi nấm có khả năng sinh enzyme ngoại bào cao ứng dụng trong lên men quả bồ kết (Gleditsia australis Hemsl.) / Trương Thị Chiên, Mai Vũ Hoàng Giang, Nguyễn
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nghiên cứu này đánh giá khả năng sinh amylase, protease và cellulase của 4 chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae (NE1, NE2, NE10 và NE13) và 2 chủng nấm mốc Aspergillus oryzae (NOS1 và NO42), trong đó 2 chủng S. cerevisiae NE2 và A. oryzae NOS1 được lựa chọn để lên men quả bồ kết. Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm sau lên men cho thấy, các chủng nấm đều có khả năng ứng dụng trong lên men quả bồ kết. Đặc biệt, việc sử dụng chủng S. cerevisiae NE2 đã giúp nâng cao chất lượng sản phẩm sau lên men rõ rệt với hàm lượng saponin/chất rắn hòa tan đạt 71,7%. Sản phẩm sau lên men là nguồn nguyên liệu chứa saponin có độ sạch cao, được ứng dụng như một chất hoạt động bề mặt trong phát triển các sản phẩm hóa mỹ phẩm.
|
|
|
|