Xác định đặc trưng hóa lý của chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hưng Yên / Phạm Bá Việt Anh, Trịnh Thị Thủy, Trịnh Thị Thắm..[ và những người khác]
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Trình bày sự phát triển của kinh tế - xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề và rủi ro liên quan đến môi trường, đặc biệt là vấn đề chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Để có thể lựa chọn giải pháp xử lý CTRSH phù hợp điều kiện địa phương theo hướng kinh tế tuần hoàn, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu CTRSH tại khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố Hưng Yên. Mẫu chất thải rắn được phân loại thành phần vật lý, xác định nhiệt trị, tro và thành phần nguyên tố hóa học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp đốt tận thu năng lượng có thể áp dụng để xử lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên do hàm lượng chất cháy được trong CTRSH tại khu vực khá lớn (lớn hơn 60%) và giá trị nhiệt trị dao động từ 17.244 đến 19.427 kJ/kg. Đồng thời, thành phần chất thải thực phẩm cao cùng với hàm lượng S thấp (khoảng 0,1%) và tỷ lệ C/N trong khoảng từ 20:1-25:1, ủ phân sinh học cũng là một giải pháp có thể được lựa chọn để xử lý CTRSH theo hướng kinh tế xanh.
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm khí thải từ xe máy trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp kiểm soát / Nguyễn Ngọc Tú, Hồ Thị Thúy Hằng, Đinh Trọng Khang..[
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nghiên cứu đã thực hiện đo kiểm ngẫu nhiên hiện trạng phát sinh khí thải của 5.240 xe có thời gian sử dụng từ năm 1966 đến nay. Kết quả cho thấy xe máy qua 7 năm sử dụng bắt đầu có xu hướng phát thải vượt giới hạn cho phép (TCVN 6438:2018), trong đó các phương tiện trên 12 năm có tỷ lệ vượt chuẩn lên đến 51% bởi ít nhất một thông số trong số CO hoặc hữu cơ (HC). Bảo dưỡng cơ bản không chỉ làm giảm tỷ lệ vượt chuẩn từ 40,28% xuống còn 10,38%, mà còn giảm khoảng 7% nhiên liệu tiêu thụ. Hầu hết các chủ phương tiện (86%) ủng hộ việc áp dụng giải pháp đo kiểm tổng thể khí thải xe máy với tần suất 1 lần/năm và mức chi phí 30.000-50.000 đồng/lần. 55% số chủ phương tiện ủng hộ giải pháp thay thế các phương tiện vượt chuẩn về khí thải. Đánh giá tổng thể, chi phí kiểm soát khí thải xe máy có thể được bù đắp lại từ việc tiết kiệm nhiên liệu do hoạt động kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Bên cạnh đó, áp dụng chính sách này dự kiến làm giảm lượng khí CO và HC phát sinh vào môi trường lần lượt là 35,6-40,0% so với hiện nay và 48,4-58,1% so với trường hợp không thực hiện các biện pháp kiểm soát.
Hiện trạng phát thải khí nhà kính từ hoạt động sản xuất lúa trên địa bàn thành phố Hà Nội / Hoàng Thị Huê, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh..[ và những người khác
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nghiên cứu đã ước lượng phát thải khí nhà kính (KNK) từ hoạt động sản xuất lúa, bao gồm: phát thải N2O từ canh tác lúa, phát thải CH4 từ canh tác lúa và phát thải từ đốt rơm rạ tại thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy, tổng phát thải KNK năm 2021 từ 3 nguồn trên ước tính khoảng 2.776,32 nghìn tấn CO2-tđ. Trong đó, phát thải CH4 từ canh tác lúa khoảng 1.680 nghìn tấn CO2-tđ (chiếm 70%); phát thải N2O trực tiếp từ đất trồng lúa khoảng 605,80 nghìn tấn CO2-tđ (chiếm 25,3%); phát thải từ đốt rơm rạ khoảng 108,84 nghìn tấn CO2-tđ (chiếm 4,5%) và phát thải N2O gián tiếp từ đất trồng lúa chiếm khoảng 5,13 nghìn tấn CO2-tđ (chiếm 0,2%). Kết quả nghiên cứu có thể được xem là cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các mục tiêu, chương trình của Hà Nội về giảm phát thải KNK từ sản xuất lúa, tham gia các cơ chế phát triển sạch (CDM). Các hoạt động này có thể bao gồm chuyển đổi sang canh tác lúa theo hướng giảm phát thải KNK như: tưới ngập khô xen kẽ (AWD), hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI)...
Thực trạng và xu hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long / Nguyễn Xuân Hoàng, Vũ Minh Hải, Lê Hoàng Việt..[và những người khác]
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Trình bày Quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đang là một trong những thách thức lớn nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Mặc dù có nhiều thay đổi trong phương pháp xử lý những năm gần đây, nhưng chôn lấp vẫn là hình thức chủ đạo ở ĐBSCL. Hằng năm, tổng khối lượng CTRSH thu gom là 2.538.284 tấn/năm, thì chôn lấp chiếm lượng lớn nhất 2.115.913,62 tấn/năm (83,36%), kế tiếp là đốt 247.482,7 tấn/năm (9,75%) và ủ phân compost 74.371,72 tấn/năm (2,93%). Tính theo khối lượng CTRSH phát sinh hằng năm là 3.940.823 tấn/năm, thì tỷ lệ tương ứng lần lượt là 53,69, 6,28, và 1,89%, cộng thêm một tỷ lệ chất thải chưa thu gom là 23,37% (tương ứng với khoảng 920.970,34 tấn/năm bị thất thoát). Vì thế, yêu cầu phải giảm khối lượng CTRSH thất thoát thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng thu gom - vận chuyển và lựa chọn giải pháp xử lý CTRSH phù hợp là một nhu cầu cấp thiết. Phương pháp ma trận có trọng số được thiết lập nhằm so sánh hiệu quả giữa các giải pháp xử lý CTRSH. Kết quả cho thấy, cần ưu tiên tập trung các giải pháp xử lý trọng tâm như ủ phân compost, chôn lấp hợp vệ sinh và đốt rác phát điện đạt yêu cầu kỹ thuật, giảm tác động môi trường, giảm phát thải nhà kính, tiết kiệm diện tích.
Triết lý nhân sinh tổng quát của nghệ thuật "đờn ca tài tử" / Nguyễn Khánh Hoàng
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Trình bày là loại hình nghệ thuật đặc trưng Nam Bộ nhưng sức lan tỏa của đờn ca tài tử đã thoát khỏi yếu tố vùng miền và tạo sức hút không chỉ trong lãnh thổ Việt Nam mà còn tạo nên vị thế cho loại hình nghệ thuật đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại và là điểm nhấn trong lịch sử giao lưu văn hoá ở nước ta. Tiếng đàn, lời ca tài tử dù đã trải qua hơn một thế kỷ hình thành, phát triển nhưng sức sống vẫn còn trường tồn và không chỉ vươn tầm thành di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại mà còn là phương tiện truyền tải triết lý sống ngàn đời của cư dân nơi đây đến các miền văn hoá khác nhau. Việc nghiên cứu về các triết lý nhân sinh trong đờn ca tài tử là vấn đề cần thiết qua đó giúp chúng ta hiểu hơn về cái hồn mà người dân Nam Bộ đã gửi gắm và làm nên sự thành công của loại hình nghệ thuật này. Thông qua việc khảo cứu trực tiếp và gián tiếp, bài báo làm rõ hơn triết lý nhân sinh tổng quát của loại hình nghệ thuật này
Người đồng tính dưới góc nhìn của các tôn giáo hiện nay / Cao Dương Cảnh
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Bài báo cho thấy căn nguyên của Phật giáo - Công giáo - Hồi giáo về người đồng tính thông qua kinh điển, giáo lý, giáo luật và thực trạng, tác động thực tế của các quan điểm tôn giáo đến đời sống cộng đồng đồng tính nữ, đồng tính nam, người song tính, người chuyển giới (LGBT) trong từng bối cảnh tôn giáo. Phật giáo xem người đồng tính như người dị tính do biệt nghiệp tạo nên, bình đẳng về sinh học, có Phật tính nên vẫn có khả năng, quyền lợi và trách nhiệm như người dị tính. Công giáo xem người đồng tính là con Thiên Chúa, có tính nhân vị. Hồi giáo không công nhận sự hiện diện của người đồng tính, bởi Allah chỉ tạo nam và nữ. Về hành vi tình dục và hôn nhân, Phật giáo cho rằng, người đồng tính có quyền thực hiện các hành vi tình dục đồng tính, kết hôn đồng tính, với điều kiện tuân thủ giới luật tà dâm.
Văn chương nữ Việt Nam đầu thế kỷ XX từ góc nhìn ngôn ngữ và nữ giới trong bối cảnh thuộc địa / Đặng Thị Thái Hà
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Trình bày trước hết giới thiệu lý thuyết của Ben Tran về mối quan hệ giữa nữ giới và ngôn ngữ (cụ thể là ngôn ngữ văn chương) trong giai đoạn đầu thế kỷ XX. Với Ben Tran, dù các nhà văn Việt Nam thời đó đã dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất theo lối phương Tây để thể hiện quyền tự chủ và tự do cá nhân nhưng vẫn gần như thiếu vắng cách xưng Tôi trong trường hợp các tác giả và nhân vật nữ. Với gợi ý từ nhận định trên, tác giả tiến hành đọc lại các tác phẩm văn học của các tác giả nữ đầu tiên xuất bản trong giai đoạn này, phân tích cách hiện diện của họ qua ngôn ngữ và từ đó đặt vấn đề về khả năng thực sự của tiếng nói nữ quyền trong giai đoạn ấy.
Nghiên cứu xây dựng hệ số thải chất thải rắn y tế nguy hại cho tỉnh Quảng Ninh và Hà Nam / Nguyễn Mai Hoa
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Trình bày Một lượng lớn chất thải rắn nguy hại sẽ phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế. Do vậy, cần xác định được hệ số thải chất thải rắn y tế nguy hại cho từng loại và từng tuyến cơ sở y tế. Từ đó, dự báo chính xác lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các địa phương, đồng thời tăng cường hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại. Kết quả nghiên cứu từ 302 cơ sở y tế ở tỉnh Quảng Ninh và 225 cơ sở y tế ở tỉnh Hà Nam cho thấy, lượng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại trung bình tại các bệnh viện tuyến Trung ương là 0,26-0,42 kg/giường/ngày; bệnh viện tuyến tỉnh là 0,2-0,35 kg/giường/ngày; trung tâm y tế tuyến tỉnh là 0,24-0,83 kg/cơ sở/ngày; bệnh viện tuyến huyện là 0,09-0,25 kg/giường/ngày; trung tâm y tế tuyến huyện là 0,06-0,15 kg/giường/ngày; trạm y tế xã là 0,04-0,2 kg/giường/ngày; phòng khám tư nhân là 0,12-1,2 kg/cơ sở/ngày. Các hệ số chất thải rắn tính toán được trong nghiên cứu này phù hợp với khoảng giá trị đối với các nước có thu nhập trung bình.
Ứng dụng IoT với thương mại điện tử trong kế hoạch sản xuất và phân phối nông sản hướng đến số hóa chuỗi cung ứng / Nguyễn Văn Cần, Nguyễn Thị Lệ Thủy, Nguyễn Khánh Duy
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nghiên cứu này đề xuất một phương pháp tích hợp mô hình tối ưu và mô phỏng để hỗ trợ người trồng trong việc ra quyết định cho hoạt động sản xuất và phân phối nông sản hướng đến số hóa chuỗi cung ứng. Mô hình tối ưu xác định kế hoạch sản xuất và phân phối, trong khi mô hình mô phỏng đánh giá quá trình phân phối nông sản và xác định thời gian giao nông sản đến thị trường. Phương pháp đề xuất xem xét các phương án ra quyết định khác nhau: bán lẻ và sỉ; bán lẻ, sỉ và IoT; bán lẻ, sỉ, IoT và TMĐT. Một ứng dụng điển hình của phương pháp này được trình bày với dữ liệu thực tế được thu thập từ một nông trại dưa lưới ở Việt Nam. Kết quả cho thấy, phương pháp đề xuất có thể giúp người trồng chọn được giải pháp tối ưu để có được mức lợi nhuận cao hơn, tăng từ 876.406.250 lên 1.508.122.000 VNĐ, nhiều hơn đáng kể so với thực tế hiện tại.
|
|
|
|