Tầm quan trọng của thiết kế và vận hành chương trình đào tạo theo hướng liên ngành tại trường đại học : Nghiên cứu tổng quan tài liệu hệ thống / Đoàn Thị Minh Thoa
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Bài báo này trình bày một tổng quan tài liệu hệ thống (Systematic Literature Review - SLR) về tầm quan trọng của việc thiết kế và vận hành chương trình đào tạo (CTĐT) theo hướng liên ngành tại các trường đại học. Thông qua việc phân tích 46 nghiên cứu được công bố trên các cơ sở dữ liệu uy tín, bài báo khám phá các lợi ích, thách thức và các yếu tố quan trọng trong việc triển khai các chương trình liên ngành. Kết quả SLR cho thấy rằng các CTĐT liên ngành có khả năng thúc đẩy tư duy phản biện, năng lực giải quyết vấn đề phức tạp, tăng cường kỹ năng hợp tác và giao tiếp, đồng thời chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên trong môi trường làm việc đa dạng và thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, việc triển khai các chương trình này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các khoa, sự linh hoạt trong thiết kế chương trình, đầu tư thích đáng về nguồn lực và cam kết từ nhà trường.
Kinh nghiệm quốc tế về quản lý đào tạo nghề theo hướng gắn kết với doanh nghiệp và bài học đối với Việt Nam / Mai Văn Xuân
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nghiên cứu xác định vai trò của quản lý đào tạo nghề tại các trường cao đẳng theo hướng gắn kết với doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Trên thế giới, có nhiều quốc gia đã chú trọng công tác quản lý đào tạo nghề tại nhà trường và gắn kết với doanh nghiệp như: Na Uy, Đức, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ôxtrâylia… theo các mô hình, hình thức gắn kết: đào tạo lý thuyết tại trường và thực hành tại doanh nghiệp (mô hình 2+2, 1+3); kết hợp đào tạo lý thuyết, thực hành tại trường và doanh nghiệp đan xen hoặc doanh nghiệp tham gia vào việc thiết kế chương trình đào tạo, cung cấp nguồn tài trợ và thậm chí cung cấp giảng viên; doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về xu hướng mới, công nghệ mới, kĩ năng cần thiết cho người lao động và đánh giá, đề xuất các cải tiến để chương trình đào tạo nhanh và linh hoạt hơn.
Nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế hiện nay / Lê Văn Thuật
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên Việt Nam nói chung và cho sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên nhằm vun đúc lý tưởng cách mạng, củng cố niềm tin của sinh viên đối với sự lãnh đạo của Đảng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới. Mặt khác, trong bối cảnh Huế đã chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì vấn đề phân tích, đánh giá đúng thực trạng ý thức chính trị của sinh viên cũng như hoạt động giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế càng trở nên cấp thiết, từ đó đề ra các giải pháp giáo dục toàn diện, hiệu quả.
Khung năng lực về trí tuệ nhân tạo và giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên / Lê Khánh Tuấn
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Với mục tiêu tìm giải pháp để phát triển năng lực cho giáo viên trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI - Artifical Intelligence) đang thâm nhập mạnh mẽ vào giáo dục, bài báo căn cứ vào khung năng lực AI cho giáo viên của UNESCO để xác định nhu cầu thực tế, từ đó khuyến nghị các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực AI cho giáo viên. Khảo sát nhu cầu thực tế về phát triển năng lực AI được thực hiện với sự tham gia của 285 người (94 giáo viên và 191 sinh viên). Kết quả cho thấy sinh viên và giáo viên có nhu cầu cao được phát triển năng lực AI, trong khi họ chưa có cơ hội để tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Việc đưa AI vào ứng dụng trong dạy học là cần thiết, những kiến thức và năng lực của người dùng còn khá hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng để phát triển năng lực AI cho giáo viên đang là một thị phần tiềm năng cần được các cơ quan quản lý và cơ sở đào tạo giáo viên kịp thời đáp ứng. Các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên như nâng cao nhận thức về AI, phát triển chương trình, lồng ghép phát triển năng lực AI vào các hoạt động và đặt trong môi trường chuyển đổi số cần được nhanh chóng áp dụng để nâng cao hiệu quả dạy học và thúc đẩy hội nhập quốc tế.
Giới hạn và các giai đoạn tác động của pháp luật hình sự / Hồ Sỹ Sơn
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Phân tích trả lời nhữung câu hỏi về sự tác động của pháp luật hình sự là gì? cơ chế tác động của nó ra sao? giời hạn tác động của nó như thế nào? và sự tác động đó diễn ra theo những giai đoạn nào từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện về khái niệm và mục đích của hình phạt
|
|
|
|