Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và hợp chất hữu cơ đến quá trình nhân giống in vitro cây Lan Giả hạc (Dendrobium anosmum Lindl.) / Phan Văn Hoài Luân, Mai T
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu này nhằm xác định chất điều hòa sinh trưởng thích hợp cho quá trình nhân nhanh chồi và ra rễ của cây Lan Giả hạc in vitro. Kết quả nghiên cứu sau 45 ngày cho thấy các chất điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhân nhanh chồi và ra rễ của cây Lan Giả hạc nuôi cấy in vitro. Trong đó, môi trường MS bổ sung BA 1 mg/L là thích hợp nhất cho quá trình nhân nhanh chồi với số chồi đạt được là 5,8 chồi. Môi trường bổ sung nước dừa 20 % là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây với các chỉ tiêu số chồi, số lá và chiều cao chồi đạt được tương ứng là 2,4 chồi, 3,11 lá và 3,44 cm. Cây ra rễ tốt nhất trên môi trường MS bổ sung IBA 0,5 mg/L với số rễ trung bình đạt được là 3,18 rễ. Kết quả đạt được của nghiên cứu góp phần vào việc xây dựng được quy trình vi nhân giống cây Lan Giả hạc in vitro nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về cây giống
Ảnh hưởng của vi lượng boron và kẽm đến tỷ lệ đậu quả và năng suất hạt cây Sacha inchi (Plukenetia volubillis L.) trồng tại Củ Chi – TP.HCM / Bùi Lê Trọng Nhân, Nguyễn Quang
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Trình bày Trong hạt Sacha inchi lượng dầu chiếm tới (52-53) % trọng lượng phần nhân, trong đó hàm lượng omega-3 chiếm 45,7 %, omega-6 chiếm 44,19 % và omega-9 chiếm 0,63 % hàm lượng dầu. Nghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của vi lượng boron (B) và kẽm (Zn) đến tăng khả năng đậu quả và năng suất hạt Sacha inchi. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nghiên (RCBD) tại vườn thực nghiệm trồng Sacha inchi của Viện Nghiên cứu và Phát triển Sinh học Nông nghiệp tiên tiến ở Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy việc bổ sung vi lượng B và Zn riêng lẻ hoặc kết hợp Zn + B đều làm tăng tỷ lệ đậu quả và năng suất hạt Sacha inchi, trong đó tỷ lệ quả đậu cao nhất ở khi sử dụng kết hợp cả Zn 0,1 % và B 0,05 % đạt 12,20 %, tăng 1,83 lần và năng suất lứa hạt đầu cũng đạt cao nhất (3,93 tấn/ha, tăng 2,05 lần so với đối chứng). Kết quả nghiên cứu đã giúp khắc phục tình trạng đậu quả kém của cây Sacha inchi, góp phần hoàn thiện quy trình trồng loại cây này đạt năng suất cao hơn.
Nghiên cứu điều kiện thích hợp để sản xuất dịch thủy phân ấu trùng Ruồi Lính đen bằng chế phẩm KMINA / Phan Văn Hoài Luân, Huỳnh Văn Hiếu
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu nhằm xác định các điều kiện thích hợp cho quy trình sản xuất dịch thủy phân ấu trùng Ruồi Lính đen bằng chế phẩm KMINA. Sử dụng các vi sinh vật có khả năng tiết ra enzyme protease giúp thủy phân ấu trùng Ruồi Lính đen tạo thành phân bón giàu dinh dưỡng với 5 chỉ tiêu chỉ tiêu nghiên cứu là: hàm lượng chế phẩm KMINA (1), hàm lượng ấu trùng Ruồi Lính đen (2), thời gian ủ (3), nhiệt độ ủ (4) và độ pH (5). Kết quả cho thấy công thức phối trộn và điều kiện thích hợp để sản xuất dịch thủy phân ấu trùng Ruồi Lính đen bao gồm: 3 mL chế phẩm KMINA + 30 g ấu trùng Ruồi Lính đen + 5 g mật rỉ + 30 mL nước, thời gian ủ là 25 ngày với nhiệt độ là 35 ℃ và pH = 7 cho ra kết quả tốt nhất với hàm lượng acid amin tự do được xác định bằng phương pháp đo quang phổ UV-Vis là 718,52 g/mL. Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng quy trình sản xuất dịch thủy phân ấu trùng Ruồi Lính đen bằng chế phẩm vi sinh KMINA, góp phần tạo thêm sự phong phú về các dòng phân bón hữu cơ có lợi cho cây trồng và thân thiện với con người và môi trường.
Khảo sát một số thành phần thức ăn lên sự sinh trưởng của Dông cát (Leiolepis belliana) nuôi thử nghiệm tại huyện Củ Chi, TP.HCM / Trần Vũ Hoài An, Võ Thanh Sang, Huỳnh Văn Hi
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu nhằm tìm ra công thức, thành phần thức ăn giúp chuẩn hóa quy trình nuôi Dông cát, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng cho Dông cát. Khẩu phần ăn được bố trí gồm các loại: rau xanh (rau muống, rau lang); bí đỏ; ấu trùng Ruồi Lính đen, bổ sung cám viên vào thành phần ăn để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho Dông cát. Công thức có tỉ lệ 6:4:1:1 (RX: BĐ: RLĐ: CV) hiệu quả nhất với hiệu suất tăng trưởng là 29,23 % so với trọng lượng cơ thể ban đầu của Dông cát, Dông cát đạt chiều dài trung bình là 36,54 cm và trọng lượng 93,83 g sau 120 ngày nuôi thử nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá và điều chỉnh thành phần thức ăn đúng tỷ lệ rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của Dông cát.
Khảo sát quá trình nuôi ấu trùng Ruồi Lính đen (Hermetia illucens) bằng phụ phẩm hữu cơ / Trần Tuấn Kiệt, Huỳnh Văn Hiếu, Nguyễn Minh Duy
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Trình bày Ấu trùng Ruồi Lính đen có khả năng sinh trưởng và xử lý hiệu quả trên nhiều loại chất nền hữu cơ khác nhau. Nghiên cứu này khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng Ruồi Lính đen bằng phụ phẩm hữu cơ. Các chất nền được phối trộn theo tỷ lệ 85:15, trong đó 85 % là hỗn hợp bẹ bắp cải và vỏ thơm (tỷ lệ 1:1) và 15 % còn lại là bã đậu; ruột cá hoặc cám gà. Mẫu đối chứng được sử dụng với 100 % là hỗn hợp bẹ bắp cải và vỏ thơm (tỷ lệ 1:1). Các chất nền này được xay nghiền và xử lý bằng chế phẩm vi sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ấu trùng Ruồi Lính đen có khả năng sinh trưởng và phát triển trên các chất nền trên. Trong đó, tỷ lệ phối trộn 85:15 giữa bẹ bắp cải: vỏ thơm (1:1) và ruột cá cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ sống sót cao nhất 94,02 % và chất nền chỉ sử dụng bẹ bắp cải và vỏ thơm (1:1) cho tỷ lệ sống sót thấp nhất là 70,64 %. Nghiên cứu này cung cấp dữ liệu quan trọng giúp tối ưu hóa quy trình nhân nuôi ấu trùng Ruồi Lính đen bằng phụ phẩm hữu cơ, đóng góp vào việc giảm thiểu chất thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Physicochemical profile and antioxidant activity of mint honey from Ha Giang Province, Viet Nam / Tran Van Nguyen, Tran Thi Hong Hanh, Nguyen Thi Quynh Nhu
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Monofloral honey samples (Mentha longifolia L.) from Ha Giang, Viet Nam, were chosen for this study. The samples were analyzed by their physicochemical properties, including total phenolic content (TPC), total flavonoid content (TFC), and total carotenoid content (TCC). The levels of hydroxymethylfurfural (HMF) (33.40-37.51) mg/kg and free acid (13.67-24.17) meq/kg in mint honey were measured. Moreover, the high levels of TPC (45.15-70.44) mg GAE/100 g, TFC (3.04-5.04) mg GE/100 g, and TCC (12.54-17.01) mg β-carotene/kg content in mint honey contributed to its antioxidant activity, as indicated by IC50 of 37.99-50.89 mg/mL. The findings of this study emphasize the significance of mint honey as a health-promoting substance.
Xác định đặc trưng hóa lý của chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hưng Yên / Phạm Bá Việt Anh, Trịnh Thị Thủy, Trịnh Thị Thắm..[ và những người khác]
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Trình bày sự phát triển của kinh tế - xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề và rủi ro liên quan đến môi trường, đặc biệt là vấn đề chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Để có thể lựa chọn giải pháp xử lý CTRSH phù hợp điều kiện địa phương theo hướng kinh tế tuần hoàn, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu CTRSH tại khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố Hưng Yên. Mẫu chất thải rắn được phân loại thành phần vật lý, xác định nhiệt trị, tro và thành phần nguyên tố hóa học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp đốt tận thu năng lượng có thể áp dụng để xử lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên do hàm lượng chất cháy được trong CTRSH tại khu vực khá lớn (lớn hơn 60%) và giá trị nhiệt trị dao động từ 17.244 đến 19.427 kJ/kg. Đồng thời, thành phần chất thải thực phẩm cao cùng với hàm lượng S thấp (khoảng 0,1%) và tỷ lệ C/N trong khoảng từ 20:1-25:1, ủ phân sinh học cũng là một giải pháp có thể được lựa chọn để xử lý CTRSH theo hướng kinh tế xanh.
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm khí thải từ xe máy trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp kiểm soát / Nguyễn Ngọc Tú, Hồ Thị Thúy Hằng, Đinh Trọng Khang..[
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nghiên cứu đã thực hiện đo kiểm ngẫu nhiên hiện trạng phát sinh khí thải của 5.240 xe có thời gian sử dụng từ năm 1966 đến nay. Kết quả cho thấy xe máy qua 7 năm sử dụng bắt đầu có xu hướng phát thải vượt giới hạn cho phép (TCVN 6438:2018), trong đó các phương tiện trên 12 năm có tỷ lệ vượt chuẩn lên đến 51% bởi ít nhất một thông số trong số CO hoặc hữu cơ (HC). Bảo dưỡng cơ bản không chỉ làm giảm tỷ lệ vượt chuẩn từ 40,28% xuống còn 10,38%, mà còn giảm khoảng 7% nhiên liệu tiêu thụ. Hầu hết các chủ phương tiện (86%) ủng hộ việc áp dụng giải pháp đo kiểm tổng thể khí thải xe máy với tần suất 1 lần/năm và mức chi phí 30.000-50.000 đồng/lần. 55% số chủ phương tiện ủng hộ giải pháp thay thế các phương tiện vượt chuẩn về khí thải. Đánh giá tổng thể, chi phí kiểm soát khí thải xe máy có thể được bù đắp lại từ việc tiết kiệm nhiên liệu do hoạt động kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Bên cạnh đó, áp dụng chính sách này dự kiến làm giảm lượng khí CO và HC phát sinh vào môi trường lần lượt là 35,6-40,0% so với hiện nay và 48,4-58,1% so với trường hợp không thực hiện các biện pháp kiểm soát.
Hiện trạng phát thải khí nhà kính từ hoạt động sản xuất lúa trên địa bàn thành phố Hà Nội / Hoàng Thị Huê, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh..[ và những người khác
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nghiên cứu đã ước lượng phát thải khí nhà kính (KNK) từ hoạt động sản xuất lúa, bao gồm: phát thải N2O từ canh tác lúa, phát thải CH4 từ canh tác lúa và phát thải từ đốt rơm rạ tại thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy, tổng phát thải KNK năm 2021 từ 3 nguồn trên ước tính khoảng 2.776,32 nghìn tấn CO2-tđ. Trong đó, phát thải CH4 từ canh tác lúa khoảng 1.680 nghìn tấn CO2-tđ (chiếm 70%); phát thải N2O trực tiếp từ đất trồng lúa khoảng 605,80 nghìn tấn CO2-tđ (chiếm 25,3%); phát thải từ đốt rơm rạ khoảng 108,84 nghìn tấn CO2-tđ (chiếm 4,5%) và phát thải N2O gián tiếp từ đất trồng lúa chiếm khoảng 5,13 nghìn tấn CO2-tđ (chiếm 0,2%). Kết quả nghiên cứu có thể được xem là cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các mục tiêu, chương trình của Hà Nội về giảm phát thải KNK từ sản xuất lúa, tham gia các cơ chế phát triển sạch (CDM). Các hoạt động này có thể bao gồm chuyển đổi sang canh tác lúa theo hướng giảm phát thải KNK như: tưới ngập khô xen kẽ (AWD), hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI)...
|
|
|
|