Tính toán bu lông neo trong bê tông theo tiêu chuẩn hoa kỳ ACI 318-08 / Nguyễn Danh HoàngĐối với các công trình dân dụng, công nghiệp việc sử dụng các loại bu lông neo (có thể là đặt trước hoặc đặt sau) để liên kết kết cấu thép với bê tông rất phổ biến. Sự phá hoại của bu lông neo rất phức tạp nó có thể xuất phát từ bản thân bu lông neo hay các vùng bê tông quanh bu lông neo theo các dạng chịu lực khác nhau. Trong các điều kiện phải dùng bu lông neo đặt sau (công trình cải tạo, treo các thiết bị hoàn thiện, cơ điện…) ở các vùng diện tích hẹp dễ xảy ra phá hoại từ vùng bê tông quanh bu lông neo. Bài báo đề cập đến việc tính toán bu lông neo trong bê tông theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ ACI 318-08.
Phân tích và tính toán sàn ô cờ / Phùng Thị Hoài HươngẢnh hưởng của độ cứng dầm phụ đến nội lực bản sàn ô cờ được khảo sát qua phân tích nội lực bản sàn bằng phần mềm SAFE với chiều cao dầm phụ thay đổi. Sau đó, 3 phương pháp xác định nội lực sàn ô cờ được trình bày. Kết quả khảo sát nội lực bản sàn có nhịp Lx = 12m, Ly = 9m, và cho bốn trường hợp nhịp sàn có tỷ lệ Lx/Ly = 1÷2 với chiều cao dầm thay đổi (h=300÷700mm), khoảng cách dầm thay đổi (a= 750mm÷2000mm) nhằm đưa ra các nhận xét về sự sai khác kết quả tính nội lực theo các phương pháp.
Thiết bị khiên đào cơ giới trong thi công đường hầm đô thị ở Việt Nam / Nguyễn Trường HuyYếu tố về địa chất luôn đóng vai trò chủ yếu trong việc quyết định tính khả thi của một dự án đường hầm. Nhiều đô thị ở Việt Nam điển hình là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nằm trên địa tầng đất yếu. Vì thế việc nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp thi công đường hầm trong điều kiện địa chất đặc thù này có ý nghĩa quan trọng. Một số thiết bị khiên đào cơ giới trong thi công đường hầm đô thị ở Việt Nam, như Phương pháp Khiên đào (SM), Phương pháp khoan đào (TBM) vaPhương pháp kích đẩy (pipe jacking) đã được nghiên cứu để chỉ ra khả năng áp dụng của chúng trong các điều kiện cụ thể. Các đề xuất nhằm chọn ra phương pháp thi công đường hầm phù hợp được nêu ra ở cuối bài báo Từ khóa: Đất yếu, Phương pháp Khiên đào Phương pháp khoan đào.
Khảo sát tính chất quang của vật liệu β-Ga2O3 pha tạp ion Cr3+ chế tạo bằng phương pháp khuếch tán nhiệt / Nguyễn Mai Anh, Đàm Quang Học, Phạm Thị Lan Hương..[và những người k
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu này báo cáo quy trình đơn giản chế tạo bột huỳnh quang β-Ga2O3 pha tạp Cr3+ (β-Ga2O3:Cr3+) với các nồng độ khác nhau (0,2-1,5%) bằng phương pháp khuếch tán nhiệt. Kết quả giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) cho thấy, vật liệu β-Ga2O3:Cr3+ có cấu trúc monoclinic. Thêm vào đó, ion Cr3+ được tìm thấy đã thay thế cho ion Ga3+ trong mạng nền β-Ga2O3. Phổ kích thích huỳnh quang (PLE) và phổ huỳnh quang (PL) chỉ ra rằng vật liệu β-Ga2O3:Cr3+ nhận được có thể kích thích tốt ở bước sóng 442 nm và phát xạ trong dải rộng bước sóng từ 620 đến 850 nm. Dưới điều kiện thực nghiệm, nồng độ Cr3+ pha tạp tối ưu để vật liệu β-Ga2O3:Cr3+ cho phát xạ mạnh nhất là 1,0% mol. Với đặc tính phát xạ trong dải rộng từ đỏ - đỏ xa và hấp thụ trong vùng xanh lam, vật liệu β-Ga2O3:Cr3+ có tiềm năng lớn trong ứng dụng chế tạo đèn LED chiếu sáng chuyên dụng cho cây trồng. Thêm vào đó, quy trình chế tạo vật liệu β-Ga2O3:Cr3+ được cho là đơn giản, rẻ tiền và độ lặp lại cao cho phép có thể chế tạo với quy mô số lượng lớn
Chọn lọc cây trội Thanh mai (Myrica esculenta Buch.-Ham.ex D.Don) với mục tiêu lấy quả tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh / Lê Đức Thắng
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Trình bày Chọn lọc cây trội là một trong những khâu quan trọng trong công tác chọn giống cây lâm nghiệp. Trong nghiên cứu này, đã lựa chọn ngẫu nhiên và đánh giá 18 mô hình trồng Thanh mai lấy quả ở các độ tuổi từ 5 đến 28 năm. Kết quả cho thấy, lượng tăng trưởng bình quân chung về đường kính, chiều cao, đường kính tán, chiều dài tán và năng suất quả có sự khác nhau rõ rệt giữa các mô hình trồng Thanh mai. Trên cơ sở đánh giá các tiêu chí về năng suất quả và các chỉ tiêu sinh trưởng, kết hợp phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) xác định trọng số cho mỗi tiêu chí đã tuyển chọn được 21 cây trội từ 63 cây trội dự tuyển. Các cây trội được tuyển chọn có độ vượt so với trung bình lâm phần ở cùng độ tuổi từ 9,3 đến 83,5% về đường kính gốc, từ 6,0 đến 34,8% về chiều cao cây, từ 13,3 đến 66,7% về đường kính tán, từ 7,4 đến 50,7% về chiều dài tán, từ 18,2 đến 103,8% về năng suất quả, bình quân xếp hạng vượt từ 18 đến 68%, tùy theo mỗi độ tuổi. Các cây trội này có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng tốt phục vụ công tác khảo nghiệm giống và tuyển chọn giống làm vật liệu nhân giống cung cấp cho các địa phương
Thực trạng và giải pháp thúc đẩy nông dân sản xuất cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP ở tỉnh Hậu Giang / Trần Quốc Nhân
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nghiên cứu nhằm phân tích các nguyên nhân nông dân chưa chấp nhận áp dụng tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam (VietGAP) vào sản xuất cây ăn trái ở tỉnh Hậu Giang. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang; trong khi đó số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định tính và phương pháp thống kê mô tả. Những nguyên nhân chính làm cho các nhà vườn chưa áp dụng quy chuẩn VietGAP là do chi phí sản xuất VietGAP cao, giá bán sản phẩm VietGAP không chênh lệch so với sản phẩm thông thường và đầu ra sản phẩm VietGAP không ổn định. Quy trình kỹ thuật khó và phải thường xuyên ghi chép nhật ký sản xuất cũng là nguyên nhân chính làm người nông dân không áp dụng VietGAP. Các cơ quan quản lý nông nghiệp ở địa phương cần tăng cường tập huấn, nâng cao kiến thức, nhận thức của nông dân về VietGAP và tăng cường nối kết nhà vườn sản xuất VietGAP với thị trường.
Tổng hợp và tiêu chuẩn hóa tạp chất liên quan aceclofenac ethyl ester và aceclofenac benzyl ester của dược chất aceclofenac / Triệu Quốc Vương, Nguyễn Trần Ngọc Vi, Nguyễn Hữ
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Trình bày Quy trình tổng hợp tạp E và tạp F bằng phản ứng ester hóa aceclofenac và diclofenac sodium trong dimethyl formamide (DMF) được tối ưu hóa với hiệu suất tương ứng là 96 và 66%. Quy trình định lượng được thẩm định theo hướng dẫn của Hội nghị Quốc tế về Hài hòa hóa các Thủ tục đăng ký Dược phẩm sử dụng cho người (ICH). Quy trình xác định độ tinh khiết tạp E và tạp F đạt tính phù hợp hệ thống, với RSD % của các thông số sắc ký đều nhỏ hơn 2,0% và hệ số bất đối của pic tạp E và tạp F nằm trong khoảng 0,8-1,5. Về tính tuyến tính, giá trị R đối với cả hai tạp đều trong khoảng 0,9995-1,0000. Độ chính xác của tạp E và tạp F có RSD % tương ứng là 0,04 và 0,001%. Tỷ lệ phục hồi đạt quy định 98,0-102,0%. Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá tạp E và tạp F tổng hợp. Kết quả tạp E và F đủ điều kiện để thiết lập chất đối chiếu với độ tinh khiết sắc ký được xác định lần lượt là 99,94 và 99,90% tính trên chế phẩm nguyên trạng
Tối ưu hoá công thức viên nén dập thẳng chứa cao khô sấy phun Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) / Nguyễn Võ Tuyết Như, Nguyễn Thị Ái Nhị, Đỗ Quang Dương..[ và những người k
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nghiên cứu này nhằm xây dựng công thức viên nén dập thẳng chứa cao khô sấy phun Mật nhân. Lưu tính của cao khô Mật nhân và ảnh hưởng của tá dược độn lên lưu tính cao khô Mật nhân ở các tỷ lệ khác nhau đã được khảo sát và đánh giá. Mô hình thực nghiệm gồm mười công thức được thiết kế theo mô hình D-optimal. Các biến độc lập khảo sát gồm: tỷ lệ Starch 1500, A-tab và natri croscarmellose - Vivasol GF. Các biến phụ thuộc gồm độ biến thiên khối lượng viên, độ mài mòn, độ cứng, độ rã. Phần mềm BC PharSoft OPT được sử dụng để nghiên cứu liên quan nhân quả và tối ưu hoá công thức. Công thức tối ưu được kiểm chứng bằng thực nghiệm và kết quả thực nghiệm được so sánh với kết quả dự đoán sử dụng phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy, cả ba tá dược độn Starch 1500, A-tab, Startab đều giúp cải thiện lưu tính của cao khô Mật nhân. Công thức viên nén Mật nhân được chọn bao gồm 150 mg cao khô Mật nhân (30% khối lượng viên), 20 mg Vivasol GF (4% khối lượng viên), 212,5 mg Startab (42,5% khối lượng viên), 15 mg A-tab (3% khối lượng viên), 100 mg Starch 1500 (20% khối lượng viên) và 2,5 mg magie stearat (0,5% khối lượng viên). Kết quả ba lần thực nghiệm so với kết quả dự đoán khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Đề tài đã xây dựng thành công công thức viên nén Mật nhân.
Đặc điểm các mảnh xương sọ bảo quản để ghép tự thân tại Ngân hàng Mô, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức / Dương Đức Hùng, Dương Công Nguyên, Trần Thị Hằng
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nghiên cứu này nhằm nhận xét đặc điểm BN được bảo quản mô xương sọ và đánh giá tình hình thu nhận, xử lý, bảo quản và ghép lại mô xương sọ được bảo quản lạnh sâu tại Ngân hàng Mô, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 3/2018 đến tháng 3/2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu, xử lý số liệu bằng các thuật toán thống kê y học. Kết quả: mô xương sọ của 2412 BN từ 14 bệnh viện được bảo quản, nhóm tuổi 18-60 chiếm tỷ lệ cao nhất (78,6%), nam giới chiếm đa số (78,8%), chấn thương sọ não chiếm 91,4%, BN có 01 mảnh xương chiếm đa số 89,18%, 100% số mẫu vô trùng sau chiếu xạ, trong đó đã ghép lại 51,2%, tử vong 25,4%, chưa ghép 23,4%. Kết luận: BN phần lớn trong độ tuổi lao động, chủ yếu là nam giới, chấn thương sọ não là nguyên nhân; quy cách đóng gói và vận chuyển mô đảm bảo yêu cầu, mô xương sạch, vô trùng, đảm bảo cho ghép tự thân.
|
|
|
|