Báo cáo ca bệnh rối loạn dự trữ glycogen do đột biến dị hợp tử phức trên gen G6PC / Trần Thị Hải, Nguyễn Khánh Linh, Phạm Quang Anh..[ và những người khác]
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu này báo cáo một ca bệnh nam giới người Việt Nam 24 tuổi, nhập viện với các biểu hiện bệnh phức tạp. Bệnh nhân được kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng và dự đoán mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa. Kiểm tra nhiễm sắc thể đồ cho thấy bệnh nhân có lượng nhiễm sắc thể bình thường. Giải trình tự hệ gen mã hóa (WES) đã xác định bệnh nhân mang đột biến dị hợp tử phức gây bệnh trên gen G6PC gồm c.T518C (p.Leu173Pro) và c.G648T (p.Leu216Leu). Do đó, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh dự trữ glycogen tuýp Ia, áp dụng phác đồ điều trị tiêu chuẩn và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trong hai đột biến gen đã phát hiện, đột biến c.G648T (p.Leu216Leu) lần đầu tiên được ghi nhận trên người Việt Nam. Nghiên cứu này đã bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu di truyền các bệnh rối loạn chuyển hóa ở quần thể người Việt Nam, đóng góp vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác cho bệnh nhân.
Nghiên cứu thiết kế hệ thống giám sát không dây, từ xa hàm lượng nước trong dầu máy biến áp truyền tải / Hoàng Ngọc Nhân, Khổng Minh Đăng, Phạm Chí Công
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Trình bày giải pháp xây dựng hệ thống giám sát không dây, từ xa hàm lượng nước trong dầu máy biến áp truyền tải. Trong giải pháp này, thiết bị đo cấp trường (tại hiện trường) được thiết kế để chuẩn hóa tín hiệu, xử lý tín hiệu, chuyển đổi, hiển thị và truyền thông tín hiệu từ cảm biến đo hàm lượng nước trong dầu (nguyên lý điện dung). Thiết bị cấp trường có thể sử dụng nguồn cung cấp độc lập từ pin 4,5V hoặc có thể từ nguồn điện mặt trời nhằm tránh ảnh hưởng không mong muốn từ lưới điện phân phối tới máy biến áp. Giao thức truyền thông LoRa từ các thiết bị đo cấp trường đến bộ thu thập trung tâm được sử dụng. Thiết bị thu thập trung tâm đa kênh thu thập dữ liệu từ các thiết bị cấp trường theo chuẩn truyền thông LoRa, có thể hiển thị tại chỗ hoặc truyền dữ liệu lên đám mây (cloud). Toàn bộ dữ liệu được đọc về, hiển thị, xử lý, cảnh báo, báo cáo trên máy tính trên nền tảng web. Hệ thống đã được hoàn thiện, chạy ổn định, với sai số tương đối nhỏ hơn 1%, tại giá trị 25 ppm nước trong dầu.
Nghiên cứu chọn giống nấm Cordyceps militaris mang gen giới tính đơn cho năng suất, chất lượng quả thể cao và ổn định / Vũ Xuân Tạo, Trần Bảo Trâm, Đào Ngọc Ánh..[ và những
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu này đã xác định được gen giới tính MAT1-1-1 và MAT1-2-1 ở sáu chủng nấm C. militaris đang được nuôi trồng tại Việt Nam.Bốn chủng nấm (TN04, SH01, SH02 và SH04) mang cả hai gen giới tính MAT1-1-1 và MAT1-2-1, hai chủng nấm (TN03 và SH06) chỉ mang gen giới tính MAT1-1-1. Các chủng nấm C. militaris nuôi trồng tại các đơn vị được ghi nhận xảy ra hiện tượng thoái hóa giống mạnh là các chủng nấm mang cả hai gen giới tính MAT1-1-1 và MAT1-2-1. Trong sáu chủng nấm C. militaris, đã tuyển chọn được hai chủng nấm TN03 và SH06 cho năng suất quả thể và hàm lượng cordycepin trong quả thể cao vượt trội. Năng suất sinh học của hai chủng nấm TN03 và SH06 tương ứng đạt 14,36 và 16,7%. Hàm lượng cordycepin trong quả thể của hai chủng nấm trên tương ứng là 14 và 13,97 mg/g quả thể khô. Đặc biệt, hai chủng nấm TN03 và SH06 cho năng suất quả thể và hàm lượng cordycepin trong quả thể cao và ổn định qua năm thế hệ nuôi trồng. Đây là các chủng nấm C. militaris chất lượng cao và có thể sử dụng trong sản xuất quy mô công nghiệp.
Tổng quan về phân loại nấm Thượng hoàng Tropicoporus linteus (Phellinus linteus) và một số góc nhìn mới về nấm Thượng hoàng ở Việt Nam / Lê Thị Hoàng Yến, Đồng Thị Hoàng
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Trình bày Nấm Thượng hoàng - Sanghuang là tên gọi dân gian cho một loài nấm dược liệu cổ truyền nổi tiếng được biết nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Loài nấm này được ví như thần dược dựa vào các hoạt tính dược học quý như chống ung thư, chống tiểu đường, bảo vệ gan, bảo vệ thần kinh, kháng viêm, điều hoà miễn dịch, chống ôxy hóa, kháng khuẩn và kháng virus… Năm 1968, Phellinus linteus là tên khoa học chính thức được sử dụng cho nấm Thượng hoàng. Kể từ đó, P. linteus được các nhà khoa học sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, vào năm 1992, P. linteus đã bị chuyển sang Inonotus. Năm 2016, dựa vào kết quả phân tích hình thái học và trình tự gen rDNA vùng ITS và nLSU, P. linteus đã được chuyển sang Tropicoporus linteus. Đồng thời, các tác giả cũng chia Inonotus thành ba chi: Inonotus,Tropicoporus và Sanghuangporus. Sanghuangporus đã trở thành chi mới và đại diện cho nấm Thượng hoàng theo quan điểm hiện đại. Trong bài báo này, chúng tôi nêu khái quát một số quan điểm mới trong hệ thống phân loại nấm Thượng hoàng Tropicoporus linteus và một số loài gần gũi khác nhằm đưa ra một góc nhìn mới về loại nấm dược liệu này ở Việt Nam.
Bước đầu nghiên cứu chuyển gen vào chủng nấm sợi thực phẩm Aspergillus luchuensis AL1 sử dụng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens / Thái Hạnh Dung, Trịnh Thị Minh, Ngô Ánh Ngọ
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu này giới thiệu chủng A. luchuensis AL1 có nguồn gốc từ thực phẩm, được phân loại dựa trên đặc điểm hình thái và phân tích trình tự ba vùng gen độc lập gồm ITS của rDNA, gen β-tubulin (benA) và calmodulin (CaM). Bước đầu nghiên cứu này đã thành công trong chuyển gen vào A. luchuensis AL1 nhờ sử dụng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và gen kháng hygromycin B. Hiệu suất chuyển gen đạt 40 thể chuyển gen/10 6 bào tử nấm và không xuất hiện các khuẩn lạc dương tính giả. Với phương pháp chuyển gen này, chủng A. luchuensis AL1 đã được tích hợp thành công thêm gen mã hóa protein huỳnh quang xanh (GFP) dưới sự điều hòa của promoter gpdA từ nấm Aspergillus nidulans. Phân tích các chủng chuyển gen GFP dưới kính hiển vi huỳnh quang cho thấy sự biểu hiện mạnh của protein GFP ở toàn hệ sợi của nấm.
Thiết kế cấu trúc nano bạc tuần hoàn 2D tạo hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt vùng hồng ngoại gần ứng dụng cho cảm biến / Nguyễn Xuân Bách, Nguyễn Hữu Tư, Phạm Thanh Sơn
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Trình bày kết quả nghiên cứu lý thuyết và mô phỏng cấu trúc nano bạc (Ag) tuần hoàn 2D tạo hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt vùng hồng ngoại gần. Để làm rõ cơ chế cộng hưởng plasmon bề mặt của cấu trúc, lý thuyết cộng hưởng plasmon bề mặt định xứ và không định xứ đã được trình bày. Phương pháp đạo hàm hữu hạn trong miền thời gian (FDTD) được sử dụng để mô phỏng các tính chất quang của cấu trúc nano Ag sắp xếp tuần hoàn 2D và kiểm chứng kết quả tính toán lý thuyết thu được. Các tính toán, mô phỏng về sự phụ thuộc của cộng hưởng plasmon bề mặt vào chiết suất của môi trường xung quanh cho thấy cấu trúc được đề xuất nhạy với môi trường chất khí, với độ nhạy trung bình 1423,7 nm/RIU (đơn vị chiết suất) và hệ số phẩm chất (FOM) trung bình đặc trưng cho độ chọn lọc là 110,2 RIU-1. Các kết quả tính toán và mô phỏng làm nền tảng cho việc chế tạo các cảm biến chiết suất plasmonic vùng hồng ngoại gần nhạy với sự thay đổi nhỏ của môi trường xung quanh.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của vật liệu phân hủy sinh học chế tạo từ nhựa polyhydroxyalkanoates gia cường cellulose vi khuẩn / Nguyễn Ngọc Diệp, Đoàn Hoàng
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Trình bày nhằm mục tiêu phát triển các tính chất của nhựa phân hủy sinh học để thay thế nhựa gốc dầu mỏ, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, nghiên cứu này khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của vật liệu phân hủy sinh học dựa trên nhựa polyhydroxyalkanoates (PHAs) gia cường sợi cellulose vi khuẩn (BC). Trong khuôn khổ nghiên cứu, hàm lượng chất trợ tương hợp 3-6% và hàm lượng sợi gia cường 2-8% được đưa vào nền nhựa PHA. Hiệu quả của chất trợ tương hợp được đánh giá thông qua độ bền kéo đứt và độ giãn dài khi đứt, ảnh hưởng của hàm lượng sợi gia cường được đánh giá dựa trên tính chất nhiệt, phổ hồng ngoại, độ hấp thụ nước, góc thấm ướt và độ bền kéo. Kết quả khảo sát đã lựa chọn được tỷ lệ trợ tương hợp phù hợp là 5% và tỷ lệ gia cường tối ưu là 4% với các tính chất như: độ bền kéo đứt của vật liệu đạt 12,08 Mpa, độ giãn dài 86%, khả năng hấp thụ nước 0,7%, góc tiếp xúc 82°. Tính chất nhiệt và phổ hồng ngoại của vật liệu ít bị ảnh hưởng bởi hàm lượng gia cường thêm vào. Tối ưu hoá hàm lượng trợ tương hợp và hàm lượng gia cường trong chế tạo vật liệu phân hủy sinh học PHA/BC góp phần làm giảm giá thành và cải thiện được tính chất cơ học của PHA.
Nghiên cứu ảnh hưởng của tiền xử lý lạnh đông và lên men nội sinh đến chất lượng và thời gian chế biến hành đen bằng phương pháp nhiệt ẩm / Trần Phương Chi, Hoàng Thị Lệ Hằng,
...
Nghiên cứu này là xác định các điều kiện tiền xử lý lạnh đông và lên men nội sinh phù hợp (nhiệt độ, thời gian) nhằm phá vỡ cấu trúc tế bào, thúc đẩy các phản ứng do enzym (phản ứng thủy phân các polysaccarit, protein, phản ứng chuyển hóa hợp chất polyphenol ở dạng liên kết sang dạng tự do…), nâng cao hàm lượng các thành phần dinh dưỡng và các hoạt chất trong sản phẩm hành đen và rút ngắn thời gian lên men. Kết quả nghiên cứu đã xác định được điều kiện tiền xử lý lạnh đông ở nhiệt độ -20oC trong 30 giờ, điều kiện lên men nội sinh ở nhiệt độ 45oC trong 2 ngày là phù hợp. Ở các điều kiện này, sản phẩm hành đen đạt chất lượng tốt, tương ứng tổng thời gian lên men rút ngắn xuống 17 ngày so với đối chứng là 24 ngày. Nghiên cứu này bước đầu mang lại tính khả thi cho việc sản xuất hành đen ở quy mô công nghiệp.
Tối ưu hóa một số yếu tố công nghệ tiền xử lý bằng thủy phân enzyme pullulanase kết hợp quá trình thủy nhiệt để sản xuất tinh bột kháng tiêu hóa RS3 từ nguyên liệu bột gạo / P
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nghiên cứu này là thực nghiệm đa yếu tố và tối ưu hóa một số yếu tố công nghệ tiền xử lý thủy phân bằng enzyme pullulanase kết hợp quá trình thủy nhiệt để tạo tinh bột kháng tiêu hóa RS3 (tinh bột kháng RS3) từ bột gạo giống lúa IR50404. Kế hoạch thực nghiệm đa yếu tố sử dụng mô hình quy hoạch của Box-Behnken với 3 biến độc lập tương ứng miền biến thiên: nồng độ enzyme pullulanase (1,5-2,5%); nhiệt độ thủy phân (52-58oC); thời gian thủy phân (8-12 giờ). Các hàm mục tiêu gồm: hàm lượng tinh bột kháng RS3 (%), hàm lượng đường khử (%) và độ hòa tan (%).Xử lý số liệu và tối ưu hóa bằng phần mềm Design - Expert 7.1 có sử dụng thuật toán hàm mong đợi với mong muốn hàm lượng tinh bột kháng RS3, hàm lượng đường khử và độ hòa tan đạt giá trị lớn nhất, tương ứng hệ số quan trọng 5/5, 4/5 và 4/5. Kết quả của nghiên cứu đã xác định được chế độ tiền xử lý bằng thủy phân enzyme tối ưu với nồng độ enzyme pullulanase 2,2% ở nhiệt độ 54,4oC trong thời gian 10,4 giờ, tương ứng hàm lượng tinh bột kháng RS3 đạt 47,58±0,22%, hàm lượng đường khử đạt 14,12±0,08% và độ hòa tan đạt 68,52±0,18% sau quá trình thủy nhiệt.
|
|
|
|