Thiết kế bài tập phát triển năng lực số trong dạy học chủ đề Vật sống Khoa học tự nhiên 8 / Lê Hồng Anh, Đào Tuấn Dũng, Trần Quốc Thái, Phạm Đình Văn
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là dạy học định hướng phát triển năng lực. Trong đó, năng lực số đang rất được nhà nước quan tâm và tạo điều kiện phát triển cho người học qua các quyết định và thông tư mới ban hành. Để giúp người học phát triển các năng lực thành phần năng lực số, xây dựng bài tập gắn liền với môn học cụ thể như môn Khoa học tự nhiên giữ vai trò vô cùng quan trọng. Dựa trên những công trình nghiên cứu đã có và phương pháp nghiên cứu lí thuyết, chúng tôi đã phân loại các dạng bài tập và đưa ra quy trình thiết kế bài tập phát triển năng lực số. Bên cạnh đó, thông qua việc lấy ý kiến của chuyên gia và một số giáo viên bộ môn, bài báo đã đề xuất quy trình thiết kế và giới thiệu bài tập minh họa trong chủ đề Vật sống môn Khoa học tự nhiên 8.
Tác động của chuyển đổi số và hội nhập quốc tế đến đổi mới dạy học tại các Trường Cao đẳng nghề khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ / Nguyễn Quyết Thắng
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Bài viết nghiên cứu tác động của chuyển đổi số và hội nhập quốc tế đến đổi mới dạy học tại các trường cao đẳng nghề khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, việc đổi mới dạy học là tất yếu để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Bài viết phân tích thực trạng đào tạo nghề, làm rõ cơ hội và thách thức do chuyển đổi số và hội nhập quốc tế mang lại, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nghiên cứu tập trung vào xây dựng chuẩn đầu ra, phát triển chương trình đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, đổi mới cơ sở vật chất và quy trình dạy - học, hội nhập quốc tế, để đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Hoạt động bồi dưỡng giáo viên dựa vào nhà trường tại Trung Quốc - Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Quảng Đông / Lin Tianlun, Nguyễn Hà Thu
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Cùng với quá trình cải cách giáo dục phổ thông và chú trọng giáo
dục tố chất, vấn đề bồi dưỡng thường xuyên giáo viên dựa vào nhà
trường đang ngày được chú trọng ở Trung Quốc. Bài báo nghiên
cứu về mô hình bồi dưỡng giáo viên dựa vào nhà trường tại một
trường trung học cơ sở - trung học phổ thông cụ thể ở thành phố
Guangzhou, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, hoạt động bồi dưỡng giáo viên dựa vào nhà trường tại trường
trung học cơ sở - trung học phổ thông nghiên cứu đã diễn ra với các
phương thức và nội dung khá phong phú; sự cố gắng và nỗ lực của
các giáo viên đã được ghi nhận kịp thời. Đặc biệt hoạt động bồi
dưỡng giáo viên dựa vào nhà trường đã có sự kết hợp giữa cơ sở lí
luận khoa học và thực tiễn giảng dạy với sự dẫn dắt của các chuyên
gia từ trường Đại học cũng như các chuyên gia, giáo viên cấp cao
trong và ngoài khu vực. Bên cạnh đó, nhà trường cần chú ý hơn đến
việc trao quyền cho cán bộ giáo viên trong công tác tạo lập kế hoạch,
chú trọng hơn việc cá nhân hóa đối tượng đào tạo, cần dựa trên lí
luận về nhu cầu để đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo viên. Việc
tham khảo mô hình bồi dưỡng này có ý nghĩa nhất định đối với công
tác bồi dưỡng giáo viên dựa vào nhà trường tại Việt Nam hiện nay.
Vận dụng lý thuyết quản trị nguồn nhân lực trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông trung học tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào / Umvong Kiengcay
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Trong giáo dục, phát triển đội ngũ nói chung và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông trung học có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông trung học ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong bối cảnh hiện nay; nghiên cứu một số mô hình quản trị nguồn nhân lực trong giáo dục phổ thông hiện nay; từ đó lựa chọn mô hình phù hợp nhất để xây dựng cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Vận dụng phương pháp PECS kết hợp với trò chơi để luyện phát âm cho trẻ 3 – 4 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ / Phan Thị Hằng, Nguyễn Thị Hoài Thu, Dư Thống Nhất
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Bài viết trình bày kết quả vận dụng phương pháp PECS kết hợp trò chơi để luyện phát âm cho trẻ 3 - 4 tuổi có rối loạn phổ tự kỉ tại trường mầm non hoà nhập. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong bài viết là phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm xác định khả năng phát âm của 4 trẻ có rối loạn phổ tự kỉ trước và sau khi tham gia luyện phát âm kéo dài 1 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 trẻ đã có những tiến bộ đáng kể về mặt phát âm, thể hiện qua khả năng tự phát âm đúng các từ một cách rõ ràng hơn, với mức độ phát âm cải thiện từ mức độ 4 lên mức độ 3 theo thang đo đánh giá. Nghiên cứu này khẳng định hiệu quả của việc kết hợp phương pháp PECS với trò chơi trong việc luyện phát âm đối với trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Việc kết hợp này không chỉ giúp trẻ hứng thú hơn trong quá trình học tập mà còn góp phần nâng cao đáng kể khả năng phát âm, giúp trẻ phát âm rõ ràng, trôi chảy và dễ dàng hơn trong giao tiếp với bạn bè. Phương pháp PECS kết hợp trò chơi giáo dục nên được tích hợp vào giáo dục mầm non, đào tạo giáo viên và hỗ trợ cha mẹ học sinh. Nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng quy mô, theo dõi tác động dài hạn, tối ưu hóa trò chơi và so sánh với phương pháp truyền thống.
Vận dụng phương pháp định tính và định lượng xây dựng bộ tiêu chí đánh giá lớp học phần tiếng Anh chuyên ngành 2 – Giao tiếp kinh doanh / Dương Thị Thanh Thuỷ
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá lớp học phần cho một học phần ngoại ngữ ở một đại học công lập tại Việt Nam trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, tham khảo bộ tiêu chí của các đơn vị trong trường và các trường khác và bối cảnh cụ thể của học phần. Bộ tiêu chí sau đó được đánh giá định tính sử dụng phương pháp chuyên gia và được điều chỉnh theo các góp ý. Bộ tiêu chí sau điều chỉnh tiếp tục được đánh giá định lượng về: (i) độ tin cậy của thang đo; (ii) tính giá trị - thể hiện ở tính đơn hướng và tính hội tụ. Bộ tiêu chí từ 55 biến quan sát rút lại còn 48 biến sau đánh giá định tính và chỉ còn 23 biến sau đánh giá định lượng đáp ứng hai tiêu chuẩn trên.
Vận dụng lý thuyết các giai đoạn của quá trình xử lý thông tin trong dạy học môn giáo dục học cho sinh viên sư phạm Trường Đại học Đồng Nai / Nguyễn Thị Thu Trang
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Tiếp cận lý thuyết dạy học - hướng tiếp cận mới về cơ chế học tập của con người - mô tả các giai đoạn của quá trình xử lý thông tin. Tác giả đã phân tích thực trạng giảng dạy tại trường Đại học Đồng Nai, chỉ ra những hạn chế về nội dung chương trình, phương pháp sư phạm và cách thức đánh giá, đồng thời đề xuất quy trình học tập chủ động cho sinh viên. Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết kế hoạt động giảng dạy phù hợp với quá trình nhận thức của sinh viên nhóm ngành sư phạm, giúp sinh viên phát triển năng lực chuyên môn, tư duy phản biện và khả năng tự học. Kết quả nghiên cứu không chỉ đóng góp vào đổi mới phương pháp dạy học mà còn khẳng định tính phù hợp của lý thuyết dạy học với sự phát triển tâm lý cá nhân và môi trường giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số. Việc vận dụng lý thuyết này hứa hẹn cải thiện và nâng cao chất lượng trong dạy học môn Giáo dục học đáp ứng nhu cầu và động lực học tập của sinh viên sư phạm hiện nay.
Bảo đảm và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo : Xu thế và thực tiễn tại Trường Đại học Xây dựng Miền Tây / Nguyễn Cao Phong, Nguyễn Văn Xuân, Lê Tấn Truyền
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Nội dung bài viết, nhóm tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam cũng như định hướng phát triển của Chính phủ về nội dung này trong thời gian tới, xem đây là xu thế để các cơ sở giáo dục đại học hướng tới công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. Nhóm tác giả đã khái quát việc triển khai công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, phân tích các hoạt động bảo đảm chất lượng trong quá trình tổ chức triển khai và nêu rõ về những kết quả, thuận lợi, khó khăn thách thức của trường Đại học Xây dựng Miền Tây. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thiết lập, duy trì và củng cố công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cũng như củng cố hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong của trường. Trên cơ sở này, các hoạt động đào tạo của trường được thực hiện bảo đảm chất lượng nhằm phản ánh tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và được cán bộ, giảng viên, người lao động, người học theo đuổi triết lý giáo dục mà trường đã tuyên bố “môi trường thân thiện - tri thức khoa học - ứng dụng thực tế”.
Chuyển đổi số tại tỉnh Đồng Nai : Chính sách, thực tiễn và ứng dụng trong giáo dục đại học / Mai Thị Huệ
Đầu mục:0
Tài liệu số:1Thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được xem là chìa khóa nâng cao hoạt động, gia tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tổ chức thông qua những ưu điểm nổi bật mà nó mang lại như: tối ưu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Đối với giáo dục đại học nói riêng, chuyển đổi số mang lại cơ hội áp dụng công nghệ để tạo ra những thay đổi nhanh chóng về mô hình, cách thức tổ chức và phương pháp dạy học, đáp ứng đầy đủ hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo. Trong bài này, bằng cách tiếp cận phi thực nghiệm và sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp, tác giả hệ thống hoá một số khái niệm cơ bản của khung lý thuyết chuyển đổi số; phân tích những đặc trưng của chuyển đổi số trong giáo dục đại học; giới thiệu những chủ trương, chính sách của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về triển khai thực hiện chuyển đổi số tại địa phương theo chương trình chuyển đổi số quốc gia; bước đầu nêu lên thực trạng chuyển đổi số và đề xuất một số giải pháp ưu tiên thực hiện chuyển đổi số tại bốn trường đại học trên địa bàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất, thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã có những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên, tỉnh vẫn cần khắc phục các thách thức liên quan đến nguồn nhân lực, nhận thức cộng đồng, và hạ tầng tại các vùng xa để tiến tới mục tiêu chuyển đổi số toàn diện. Thứ hai, chuyển đổi số tại các trường đại học ở tỉnh Đồng Nai đã có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là trong việc giảng dạy trực tuyến và quản lý đào tạo. Tuy nhiên, để tiến xa hơn, các trường cần đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ, đào tạo nhân lực và xây dựng chiến lược chuyển đổi số toàn diện hơn. Điều này sẽ giúp các trường nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy nghiên cứu và cải thiện năng lực cạnh tranh trong bối cảnh phát triển giáo dục đại học hiện nay.
|
|
|
|