The influence of project-based learning on promoting students’ self-confidence and learning motivation in Nguyen Tat Thanh University English language classes / Ngo Pham Minh
...
Đầu mục:0
Tài liệu số:0As Nguyen Tat Thanh University in Ho Chi Minh City, Viet Nam, has recently implemented project-based learning for non-English majors for the first time, this research desired to discover the perceptions of students on the method as well as whether project-based learning is effective to enhance students’ motivation and self-confidence. The study was conducted with the implementation of qualitative and quantitative research methods. Data were collected through questionnaires with the participation of 100 non-English major freshmen at Nguyen Tat Thanh University and semi-structured interviews carried out with a total of 3 English lecturers and 15 students in the same English class. The findings showed that there was an increase in both students’ confidence and motivation level during the project-based learning class. In addition, the research indicated positive feedback and perception of the students to the experience of PBL implementation in developing their language skills and proficiency.
An investigation into how mindfulness practice might improve listening comprehension of English learners in Viet Nam / Nguyen Hoai Phuong
Đầu mục:0
Tài liệu số:0This study investigated the effect of short mindfulness exercises on the listening comprehension of Vietnamese students learning English. Research participants (N = 190) were randomly divided into two groups: the experimental group who received three five-minute mindfulness sessions before listening tests and the control group who received the mindfulness intervention only before the last listening test. The results showed a significant interaction effect between the group variable and test scores, indicating that mindfulness meditation can enhance listening comprehension of the experimental compared to the control group. These findings align with previous studies on the positive effects of mindfulness on listening comprehension of foreign language learners. This study suggests that mindfulness may be a valuable tool not only in education in general but also in language learning and teaching.
Using critical reflection as formative assessment of learning quality of general English at Nguyen Tat Thanh University / Nguyen Hoang Kham
Đầu mục:0
Tài liệu số:0The present study investigates the use of critical reflection as formative assessment of learning outcomes in the context of English as a foreign language. It aims to explore learners’ perception of how effective critical reflection is on the learning quality of knowledge and skills outcomes. Data was obtained from a purposeful sample of 113 participants who used critical reflection to assess their own learning quality against lesson learning outcomes. A questionnaire was employed to elicit responses on the learners’ experience of using critical reflection as well as self-assessment on their own learning quality. The results from pair samples t-test revealed that the participants’ use of critical reflection resulted in differing extents of achievement of knowledge outcomes and skills outcomes. While the findings suggest the helpfulness of the critical reflection as a means of self-assessment, they raised a question of designing critical reflection in a way it is better suited to different types of learning outcomes for optimal implementation in English classrooms
Nhận thức và thích ứng của thanh niên đối với việc sử dụng công nghệ số trong bối cảnh chuyển đổi số / Lê Quang Ngọc
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu nhằm làm rõ mức độ nhận thức và cách thức thanh niên thích ứng với công nghệ số, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ số trong học tập và giao tiếp xã hội. Phương pháp nghiên cứu bao gồm thăm dò nội dung thông điệp dư luận trên mạng xã hội bằng phương pháp phân tích chuyên đề, sử dụng công nghệ quét dữ liệu tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và học máy. Nghiên cứu còn dựa trên bộ số liệu thứ cấp từ khảo sát với 1613 sinh viên tại tám trường đại học lớn ở Việt Nam, phân tích theo các biến số độc lập và phụ thuộc. Đóng góp mới của bài viết chỉ ra được chuyển đổi số đã được thúc đẩy mạnh mẽ ở Việt Nam từ năm 2018, tuy nhiên mức độ hiểu biết chung về công nghệ số của sinh viên chỉ ở mức trung bình về công nghệ số. Nghiên cứu đề xuất giải pháp: nâng cao nhận thức thông qua tuyên truyền và giáo dục và nâng cao khả năng thích ứng thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng và hệ thống an ninh mạng.
Ứng dụng truyền thông xã hội trong marketing để nâng cao giá trị thương hiệu ở các trường đại học tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh / Quách Thanh Hiếu, Nguyễn Xuân Nhĩ
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Trình bày Truyền thông xã hội (Social Media) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị thương hiệu, thu hút tuyển sinh và cải thiện chất lượng giáo dục tại các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, rất nhiều trường đại học vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của social media trong việc xây dựng thương hiệu và thu hút tuyển sinh. Nghiên cứu này đã đề xuất các giải pháp cụ thể giúp các trường tận dụng tối đa tiềm năng của truyền thông xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục và quảng bá hình ảnh hiệu quả. Những đóng góp mới của nghiên cứu này bao gồm việc cung cấp cái nhìn toàn diện về vai trò và các chiến lược ứng dụng hiệu quả của truyền thông xã hội trong giáo dục.
Đối sánh các chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng tại Việt Nam / Lưu Nguyễn Đức Hạnh
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu này so sánh 7 chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng của các trường đại học đã đạt chuẩn AUN-QA cho chương trình hoặc có chuẩn đầu ra mang tính quốc tế nhằm tìm ra các yếu tố của một chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế. Kết quả cho thấy (1) các chương trình đào tạo dài hơn 4 năm và/hoặc tăng cường kiến thức ngoại ngữ từ đầu khóa được xem là có mức độ sẵn sàng cao nhất; (2) các chương trình đạt chuẩn kiểm định AUN-QA và mô tả rõ về việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại các môi trường quốc tế cũng được xem là có mức độ sẵn sàng khá cao; (3) các chương trình chưa có hướng chuẩn bị cho sinh viên khả năng làm việc tại môi trường quốc tế được xem là có mức độ sẵn sàng thấp hơn. Như vậy, chương trình đào tạo cần có sự tăng cường về thời gian, nội dung ngoại ngữ và tỷ lệ giảng dạy bằng ngoại ngữ được xem là có mức độ sẵn sàng cao nhất để đáp ứng yêu cầu quốc tế hóa ngành điều dưỡng.
Xây dựng mô hình chăm sóc sinh viên toàn diện tại Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành / Bùi Văn Thời, Nguyễn Thị Xuân Trang, Vũ Trung Nghĩa
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Trình bày Giáo dục ngày nay đối mặt với nhiều thách thức, không chỉ trong việc truyền đạt kiến thức mà còn trong việc quản lý và chăm sóc sinh viên. Xây dựng mô hình chăm sóc toàn diện tại Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thông qua khảo lược lý thuyết kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu với 5 nhóm đối tượng chính: quản lý các Khoa, Phòng, Trung tâm; giảng viên; cố vấn học tập; thư ký - giáo vụ; đoàn - hội sinh viên; Sinh viên đang học tại Khoa. Kết quả nghiên cứu đã xác định 7 yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sinh viên: (1) Công tác sinh viên; (2) Đào tạo; (3) Cơ sở vật chất; (4) Nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; (5) Học bổng khuyến khích học tập; (6) Dịch vụ hỗ trợ đào tạo; (7) Công tác Đoàn- Hội sinh viên.
Các yếu tố tác động hành vi mua dược phẩm không kê đơn tại Thành phố Hồ Chí Minh / Lê Đặng Xuân Bách
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc không kê đơn thông qua việc thiết lập và kiểm tra mối quan hệ trong mô hình hành vi mở rộng của Lý thuyết hành vi có kế hoạch. Nghiên cứu thực hiện hỗn hợp phương pháp định tính và định lượng. Khảo sát thu được 300 phiếu trả lời từ những người đã mua thuốc không kê đơn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu được phân tích theo mô hình PLS sử dụng phần mềm Smart-PLS. Kết quả cho thấy trải nghiệm thương hiệu (hệ số β = 0,280) có tác động lớn nhất đến ý định mua thuốc không kê đơn của người tiêu dùng, tiếp theo là thái độ hướng đến hành vi (hệ số β = 0,218). Điều này cho thấy trải nghiệm thương hiệu và thái độ hướng đến hành vi là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng ý định mua thuốc và ý định mua thuốc có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến hành vi mua thực tế. Đóng góp mới của nghiên cứu cho thấy, ngoài các yếu tố trong lý thuyết hành vi, các trải nghiệm từng mua thuốc OTC đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua dược phẩm, việc nâng cao trải nghiệm thương hiệu và khích lệ thái độ có thể thúc đẩy hành vi mua.
Ảnh hưởng của việc thực tập đến tinh thần sẵn sàng làm việc của sinh viên ngành dược Trường Đại học Nguyễn Tất Thành / Đào Văn Hưng, Lê Đặng Xuân Bách
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích và đánh giá ảnh hưởng của quá trình thực tập đến tinh thần sẵn sàng làm việc của sinh viên ngành dược Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp định tính và định lượng với 400 phiếu trả lời của sinh viên Khoa Dược - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đạt yêu cầu khảo sát. Kết quả cho thấy, “Trải nghiệm thực tập” và “Động lực làm việc” có ảnh hưởng tích cực đến tinh thần sẵn sàng làm việc của sinh viên, trong đó “Trải nghiệm thực tập” (β = 0,470) có ảnh hưởng lớn hơn “Động lực làm việc” (β = 0,382). “Động lực làm việc” của sinh viên còn tác động trực tiếp và tích cực đến “Trải nghiệm thực tập”. Kết quả của nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng để các cơ quan, doanh nghiệp hướng dẫn thực tập và trường đại học cải thiện chương trình thực tập, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên khi gia nhập thị trường lao động.
Kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng / Tô Thị Liên, Lê Thanh Bảo Ngọc, Lê Thị Quế Phương..[ và những người khác]
Đầu mục:0
Tài liệu số:0Nghiên cứu mô tả cắt ngang này được thực hiện nhằm đánh giá kiến thức và thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Khảo sát bao gồm 119 sinh viên và tập trung vào các khía cạnh như vệ sinh tay, phương tiện phòng hộ cá nhân, thực hành tiêm an toàn, vệ sinh hô hấp và vệ sinh môi trường. Kết quả cho thấy chỉ 26,9 % sinh viên có kiến thức đạt yêu cầu về PNC, trong khi 95,0 % thể hiện thái độ tích cực và sẵn sàng tuân thủ các hướng dẫn. Đáng chú ý, có sự khác biệt giới tính rõ ràng, với sinh viên nữ có kiến thức và thái độ tích cực hơn sinh viên nam. Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm cải thiện kiến thức và sự tuân thủ của sinh viên trong việc thực hành phòng ngừa chuẩn, từ đó góp phần bảo vệ an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh.
|
|
|
|