Bài trích (Tất cả)
Ứng dụng truyền thông xã hội trong marketing để nâng cao giá trị thương hiệu ở các trường đại học tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh / Quách Thanh Hiếu, Nguyễn Xuân Nhĩ Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày Truyền thông xã hội (Social Media) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị thương hiệu, thu hút tuyển sinh và cải thiện chất lượng giáo dục tại các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, rất nhiều trường đại học vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của social media trong việc xây dựng thương hiệu và thu hút tuyển sinh. Nghiên cứu này đã đề xuất các giải pháp cụ thể giúp các trường tận dụng tối đa tiềm năng của truyền thông xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục và quảng bá hình ảnh hiệu quả. Những đóng góp mới của nghiên cứu này bao gồm việc cung cấp cái nhìn toàn diện về vai trò và các chiến lược ứng dụng hiệu quả của truyền thông xã hội trong giáo dục.

Đối sánh các chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng tại Việt Nam / Lưu Nguyễn Đức Hạnh Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Nghiên cứu này so sánh 7 chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng của các trường đại học đã đạt chuẩn AUN-QA cho chương trình hoặc có chuẩn đầu ra mang tính quốc tế nhằm tìm ra các yếu tố của một chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế. Kết quả cho thấy (1) các chương trình đào tạo dài hơn 4 năm và/hoặc tăng cường kiến thức ngoại ngữ từ đầu khóa được xem là có mức độ sẵn sàng cao nhất; (2) các chương trình đạt chuẩn kiểm định AUN-QA và mô tả rõ về việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp tại các môi trường quốc tế cũng được xem là có mức độ sẵn sàng khá cao; (3) các chương trình chưa có hướng chuẩn bị cho sinh viên khả năng làm việc tại môi trường quốc tế được xem là có mức độ sẵn sàng thấp hơn. Như vậy, chương trình đào tạo cần có sự tăng cường về thời gian, nội dung ngoại ngữ và tỷ lệ giảng dạy bằng ngoại ngữ được xem là có mức độ sẵn sàng cao nhất để đáp ứng yêu cầu quốc tế hóa ngành điều dưỡng.

Xây dựng mô hình chăm sóc sinh viên toàn diện tại Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành / Bùi Văn Thời, Nguyễn Thị Xuân Trang, Vũ Trung Nghĩa Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày Giáo dục ngày nay đối mặt với nhiều thách thức, không chỉ trong việc truyền đạt kiến thức mà còn trong việc quản lý và chăm sóc sinh viên. Xây dựng mô hình chăm sóc toàn diện tại Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thông qua khảo lược lý thuyết kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu với 5 nhóm đối tượng chính: quản lý các Khoa, Phòng, Trung tâm; giảng viên; cố vấn học tập; thư ký - giáo vụ; đoàn - hội sinh viên; Sinh viên đang học tại Khoa. Kết quả nghiên cứu đã xác định 7 yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sinh viên: (1) Công tác sinh viên; (2) Đào tạo; (3) Cơ sở vật chất; (4) Nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; (5) Học bổng khuyến khích học tập; (6) Dịch vụ hỗ trợ đào tạo; (7) Công tác Đoàn- Hội sinh viên.

Các yếu tố tác động hành vi mua dược phẩm không kê đơn tại Thành phố Hồ Chí Minh / Lê Đặng Xuân Bách Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc không kê đơn thông qua việc thiết lập và kiểm tra mối quan hệ trong mô hình hành vi mở rộng của Lý thuyết hành vi có kế hoạch. Nghiên cứu thực hiện hỗn hợp phương pháp định tính và định lượng. Khảo sát thu được 300 phiếu trả lời từ những người đã mua thuốc không kê đơn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu được phân tích theo mô hình PLS sử dụng phần mềm Smart-PLS. Kết quả cho thấy trải nghiệm thương hiệu (hệ số β = 0,280) có tác động lớn nhất đến ý định mua thuốc không kê đơn của người tiêu dùng, tiếp theo là thái độ hướng đến hành vi (hệ số β = 0,218). Điều này cho thấy trải nghiệm thương hiệu và thái độ hướng đến hành vi là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng ý định mua thuốc và ý định mua thuốc có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến hành vi mua thực tế. Đóng góp mới của nghiên cứu cho thấy, ngoài các yếu tố trong lý thuyết hành vi, các trải nghiệm từng mua thuốc OTC đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua dược phẩm, việc nâng cao trải nghiệm thương hiệu và khích lệ thái độ có thể thúc đẩy hành vi mua.

Ảnh hưởng của việc thực tập đến tinh thần sẵn sàng làm việc của sinh viên ngành dược Trường Đại học Nguyễn Tất Thành / Đào Văn Hưng, Lê Đặng Xuân Bách Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích và đánh giá ảnh hưởng của quá trình thực tập đến tinh thần sẵn sàng làm việc của sinh viên ngành dược Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp định tính và định lượng với 400 phiếu trả lời của sinh viên Khoa Dược - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đạt yêu cầu khảo sát. Kết quả cho thấy, “Trải nghiệm thực tập” và “Động lực làm việc” có ảnh hưởng tích cực đến tinh thần sẵn sàng làm việc của sinh viên, trong đó “Trải nghiệm thực tập” (β = 0,470) có ảnh hưởng lớn hơn “Động lực làm việc” (β = 0,382). “Động lực làm việc” của sinh viên còn tác động trực tiếp và tích cực đến “Trải nghiệm thực tập”. Kết quả của nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng để các cơ quan, doanh nghiệp hướng dẫn thực tập và trường đại học cải thiện chương trình thực tập, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên khi gia nhập thị trường lao động.

Kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng / Tô Thị Liên, Lê Thanh Bảo Ngọc, Lê Thị Quế Phương..[ và những người khác] Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Nghiên cứu mô tả cắt ngang này được thực hiện nhằm đánh giá kiến thức và thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Khảo sát bao gồm 119 sinh viên và tập trung vào các khía cạnh như vệ sinh tay, phương tiện phòng hộ cá nhân, thực hành tiêm an toàn, vệ sinh hô hấp và vệ sinh môi trường. Kết quả cho thấy chỉ 26,9 % sinh viên có kiến thức đạt yêu cầu về PNC, trong khi 95,0 % thể hiện thái độ tích cực và sẵn sàng tuân thủ các hướng dẫn. Đáng chú ý, có sự khác biệt giới tính rõ ràng, với sinh viên nữ có kiến thức và thái độ tích cực hơn sinh viên nam. Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm cải thiện kiến thức và sự tuân thủ của sinh viên trong việc thực hành phòng ngừa chuẩn, từ đó góp phần bảo vệ an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh.

Kiến thức, thực hành về phân loại chất thải rắn y tế của sinh viên điều dưỡng / Tô Thị Liên, Trần Như Yến, Trần Thị Châu..[và những người khác] Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Nghiên cứu này đánh giá kiến thức và kỹ năng thực hành phân loại chất thải rắn y tế của sinh viên điều dưỡng tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Phương pháp mô tả cắt ngang được sử dụng, bao gồm 145 sinh viên tham gia, với việc thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi tự điền trên Google Form. Kết quả cho thấy 81,3 % sinh viên có kiến thức đạt yêu cầu về phân loại chất thải rắn y tế, trong khi tỷ lệ thực hành đạt chỉ là 67,6 %. Các yếu tố như năm học, giới tính, và việc tìm hiểu thông tư/nghị định cũng như tham gia tập huấn có ảnh hưởng đến kiến thức và kỹ năng thực hành của sinh viên. Mối tương quan giữa kiến thức và thực hành cho thấy một liên hệ tích cực, trong đó kiến thức tốt hơn có liên quan đến thực hành tốt hơn. Để cải thiện kiến thức và kỹ năng thực hành, nghiên cứu đề xuất cần tăng cường các buổi đào tạo và tập huấn chuyên sâu về phân loại chất thải rắn y tế cho sinh viên.

Định lượng đồng thời các loại thuốc trong phác đồ điều trị nhiễm trùng Helicobacter pylori bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao / Mai Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Thu Thả ... Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao được ứng dụng nhằm định lượng đồng thời sáu loại thuốc dùng trong điều trị nhiễm trùng Helicobacter pylori, gồm có famotidin, metronidazol, levofloxacin, rabeprazol natri, pantoprazol natri và lansoprazol. Việc phân tách thực hiện bằng cách dùng cột C18 (250 mm × 4,6 mm, 5 μm) và pha động gồm dung dịch đệm phosphate pH = 5,0 và acetonitril được bơm ở tốc độ dòng 1 mL·phút−1 bằng chương trình rửa giải gradient. Quá trình rửa giải gradient bắt đầu với tỷ lệ đệm phosphate:acetonitril là 9:1 (v;v), sau đó được thay đổi trong 25 phút để đạt tỷ lệ thể tích là 4:6 (v;v). Các chất phân tích được định lượng dựa trên việc đo diện tích peak của famotidin ở bước sóng 267 nm, metronidazol 320 nm, levofloxacin 294 nm, và rabeprazol natri, pantoprazol natri, lansoprazol 284 nm. Thẩm định quy trình phân tích theo hướng dẫn nội dung và phương pháp của ICH. Do đó, quy trình phân tích này có thể sử dụng trong việc kiểm tra hàm lượng của các hợp chất trên trong dược phẩm dạng thuốc viên.

Khảo sát tỉ lệ hỗn hợp cao chiết từ lá Sen, thân rễ Nghệ và thân rễ Hoàng liên nhằm nâng cao hoạt tính ức chế enzym α-amylase và lipase tuyến tụy / Lê Thị Thu Trang, Võ Ngọc T ... Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Trình bày Khảo sát tỉ lệ hỗn hợp cao chiết từ lá Sen, thân rễ Nghệ và thân rễ Hoàng liên có hoạt tính ức chế α-amylase và lipase tuyến tụy. Dùng phần mềm Design-Expert 13 và mô hình D-Optimal để thiết kế thí nghiệm với ba biến độc lập là tỉ lệ (%) các cao chiết: lá Sen (X1), thân rễ Nghệ (X2) và thân rễ Hoàng liên (X3). Các giá trị X1, X2, X3 biến thiên từ 0 % đến 100 % và X1 + X2 + X3= 100 %. Hàm mục tiêu Y1 và Y2 lần lượt là giá trị IC50 α-amylase và lipase tuyến tụy. Kết quả tỉ lệ hỗn hợp cao chiết tối ưu (X1: 58,2 %, X2: 36,6 % và X3: 5,2 %) và dự đoán Y1 = 3 μg/mL và Y2 = 8 μg/mL với α = 0,05. Kết quả kiểm chứng bằng thực nghiệm không chênh lệch nhiều với giá trị dự đoán với IC50 của α-amylase và lipase của hỗn hợp là (3,043 ± 0,074) μg/mL và (8,183 ± 0,275) μg/mL, so với acarbose (2,645 ± 0,138) μg/mL và orlistat (1,630 ± 0,004) μg/mL. Hỗn hợp cao chiết được đề xuất có hoạt tính ức chế α-amylase và lipase tốt nhất so với các nghiệm thức khảo sát.

Đặc điểm thực vật, trình tự gen ITS và sơ bộ thành phần hóa thực vật của Kim sa tùng (Baeckea frutescens L.), họ Sim (Myrtaceae) / Nguyễn Đỗ Lâm Điền, Dương Nguyên Xuân Lâm Đầu mục:0 Tài liệu số:0

Nghiên cứu khảo sát đặc điểm thực vật, trình tự ITS để góp phần định danh đúng loài Kim sa tùng và sơ bộ thành phần hóa thực vật. Loài Kim sa tùng được định danh dựa trên hình thái và giải trình tự gen ITS. Kết quả giải trình tự gen ITS đã xác định rằng đối tượng nghiên cứu thuộc loài Baeckea frutescens L. Kết quả khảo sát hình thái cho thấy có đặc điểm: lá đơn, mọc đối, 5 lá đài dính, 5 cánh hoa rời, khoảng 6 đến 8 nhị rời xếp một vòng, 3 lá noãn, bầu dưới; kèm dữ liệu giải phẫu: sợi libe, libe trong, túi tiết ly bào và tinh thể calci oxalat hiện diện ở vi phẫu thân và lá. Kết quả khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật trong lá đã cho thấy có tinh dầu, triterpenoid, flavonoid, saponin, tannin, và anthranoid. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm dữ liệu về trình tự ITS, đặc điểm hình thái, giải phẫu thân, lá và thành phần hóa thực vật có trong lá của loài Kim sa tùng ở Việt Nam