Đại Học Nguyễn Tất Thành
Trung tâm thông tin thư viện
This research delves deeper into evaluating the adsorption capacity, removal phosphate efficiency, and potential industrial-scale application of this material through a fixed-bed column. Laboratory-scale experiments were conducted to investigate the impact of various parameters, including bed height, pH, initial concentration, and flow rate on the breakthrough curve. Mathematical models were used to simulate the breakthrough behavior. The efficacy of the fixed-bed column will be evaluated according to the examined criteria, followed by an analysis of material reusability to determine its performance and potential for regeneration.
Nghiên cứu tác động của nồng độ dung môi, thời gian chiết, nhiệt độ chiết lên hoạt tính sinh học của dịch chiết từ lá cây mật gấu. Đánh giá đặc tính kháng khuẩn với nồng độ cao chiết khác nhau trên vi khuẩn E.coli. Từ đó, tìm ra quy trình chiết lá mật gấu tối ưu và tìm ra dịch chiết lá mật gấu chứa hoạt tính sinh học cũng như đánh giá đặc tính kháng khuẩn.
Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất phân đoạn chân không làm giàu hoạt chất Citronellal từ tinh dầu sả Java thô. Tiếp theo là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất phân tử làm giàu hoạt chất Rhodinol từ phần cặn tinh dầu sả Java. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tiến hành đánh giá khả năng kháng khuẩn của các phân đoạn tinh dầu sả Java khác nhau.
Nghiên cứu đi sâu vào việc đánh giá về dung lượng hấp phụ, hiệu suất loại bỏ phosphate, khả năng ứng dụng ở quy mô lớn thông qua cột Fixed- bed. Thí nghiệm quy mô phòng thí nghiệm được tiến hành khảo sát ở chiều cao lớp vật liệu, giá trị pH, nồng độ đầu vào, lưu lượng dòng ở các thông số khác nhau và dùng các mô hình toán học để mô phỏng đường cong breakthrough. Hiệu suất của cột Fixed-bed sẽ được đánh giá dựa trên các tham số đã khảo sát và sau đó là nghiên cứu quá trình tái sử dụng của vật liệu với mục đích đánh giá lại hiệu suất và khả năng tái sử dụng của loại vật liệu này.
Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ đến chất lượng bột rau dền bằng phương pháp sấy đối lưu. Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ đến chất lượng bột rau bằng phương pháp sấy lạnh. Ứng dụng bột rau dền vào quy trình sản xuất bánh snack. Phân tích thành phần dinh dưỡng của bánh snack từ bột rau dền và so sánh với loại tương tự có trên thị trường.
Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát ảnh hưởng của xử lý siêu âm đến đặc tính đông tụ của sữa đậu nành nảy mầm trong quá trình đông tụ bằng Glucono-Delta-Lactone. Nghiên cứu tập trung vào việc xử lý siêu âm ảnh hưởng đến các đặc tính hóa lý, cấu trúc vi mô của sản phẩm đậu hủ phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Đánh giá ảnh hưởng của mức độ rang đến hàm lượng polyphenol (TPC), DPPH, hàm lượng caffein của cà phê hòa tan đối với hai loại cà phê Arabica và Robusta. Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp trích ly đến hàm lượng polyphenol (TPC) DPPH, hàm lượng caffein của cà phê hòa tan đối với hai loại cà phê Arabica và Robusta. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm cà phê đen và cà phê sữa từ bột cà phê hòa tan sử dụng phương pháp sấy thăng hoa
Nghiên cứu nhằm xây dựng và đánh giá mô hình nuôi tôm tuần hoàn nước có khả năng cải thiện chất lượng nước ao nuôi tôm nhờ sự kết hợp với vi tảo Chlorella vulgaris và nghêu. Sự kết hợp 2 loài này giúp chuyển hoá các chất ô nhiễm trong nước thành sinh khối vi tảo, nghêu và hướng đến giảm sử dụng tài nguyên nước, góp phân nâng cao tính bền vững trong ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta.
Nghiên cứu tổng hợp hệ nhũ tương Pickering chứa tinh dầu cam được ổn định bởi bột chất nhầy hạt é. Khảo sát ảnh hưởng nồng độ tinh dầu cam đối với độ ổn định hệ nhũ tương trong việc ứng dụng làm lớp phủ bảo quản dâu tây, nhằm giúp phát triển một phương pháp thân thiện với môi trường, đảm bảo việc giải phóng có kiểm soát trong quá trình bảo quản trái cây. Điều này giúp giảm thiểu tổn thất do trái cây dễ hỏng trong quá trình vận chuyển, bảo quản, và kéo dài thời hạn sử dụng. bảo quản dâu tây.
Đánh giá khả năng hình thành biofloc của vi tảo Chlorella vulgaris bằng phương pháp sử dụng sử dụng lợi khuẩn Bacillus subtilis và Saccharomyces cerevisiae. Từ đó, các điều kiện tạo biofloc có lợi này được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản hoặc trong xử lý nước ô nhiễm hữu cơ