Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán điện tổn thương dây thần kinh đoạn cẳng tay ở đối tượng giám định thương tích / Đỗ Lập Hiếu, Nguyễn Trọng Hưng, Đào Quốc Tuấn // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 90-97. - ISSN: 2354-080X
Ký hiệu phân loại (DDC): 616 Trình bày về các dây thần kinh ở vùng cẳng tay trong các vụ giám định thương tích thường được phát hiện tổn thương khi đến giám định mà trước đó không được chẩn đoán và xử trí. Nghiên cứu nhằm mô tả triệu chứng lâm sàng, mức độ tổn thương và đánh giá bất thường trên chẩn đoán điện của các dây thần kinh trụ, giữa, quay ở vùng cẳng tay trên 30 người bệnh giám định thương tích tổn thương một hoặc nhiều dây. Tất cả các bệnh nhân đều được hỏi bệnh, khám lâm sàng thần kinh, đánh giá mức độ tổn thương thần kinh dựa trên thang điểm Quick DASH và thăm dò chẩn đoán điện bằng đo tốc độ dẫn truyền thần kinh cùng ghi điện cực kim. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổn thương ưu thế tay trái (60%), trong đó vị trí ở 1/3 trên cẳng tay là 46,7%. Tổn thương hỗn hợp vận động và cảm giác chiếm tỷ lệ cao nhất (74%). Điểm Quick DASH thấp nhất 16, cao nhất 48 và trung bình là 31,4, trong đó tỷ lệ các mức độ nhẹ, vừa và nặng theo thứ tự là 20%, 40% và 40%. Các bất thường trên thăm dò chẩn đoán điện ghi nhận giảm tốc độ dẫn truyền và giảm biên độ đáp ứng một cách rõ rệt tại các dây thần kinh trụ, giữa, quay ở vùng cẳng tay ở bên tổn thương. Biểu hiện mất chi phối thần kinh cơ có tỷ lệ thấp ở nhóm không được khâu nối dây thần kinh và không có sự khác biệt về tốc độ dẫn truyền, biên độ giữa bên bị bệnh và bên lành ở 3 nhóm điều trị được nối vi phẫu, nối không vi phẫu và không được nối dây thần kinh. Kết luận: Tổn thương ưu thế tay trái, chủ yếu dây trụ và quay; mức độ tổn thương là vừa và nặng (theo thang điểm Quick DASH). Trên chẩn đoán điện, tổn thương rõ hỗn hợp myelin - sợi trục ở các dây thần kinh vùng cẳng tay bên bệnh và không khác biệt về sự chệnh lệch giữa 3 nhóm điều trị. Tổn thương mất chi phối thần kinh cơ có tỷ lệ thấp ở nhóm không được nối thần kinh. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
2
|
|
3
|
|
4
|
Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 6-23 tháng tuổi tại xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, 2020 / Vũ Thị Trang. Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Trọng Hưng // Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển : Journal of Health and Development Studies- JHDS . - 2021. - tr. 94-101. - ISSN: 2588-1442
Ký hiệu phân loại (DDC): 618 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) trên cả nước vẫn còn ở mức cao và không đồng đều giữa các vùng. Tại xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, các bà mẹ chưa thực sự quan tâm đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ (TTDD), việc đánh giá tình trạng SDDTC của trẻ tại đây là cơ sở để xây dựng chiến lược truyền thông nâng cao thực hành dinh dưỡng cho trẻ của các bà mẹ tại địa phương. Nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của trẻ 6-23 tháng tuổi tại xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định năm 2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 357 trẻ từ 6-23 tháng từ tháng 5/2020-7/2020. Tỷ lệ SDDTC của trẻ 6-23 tháng tại xã tại địa bàn nghiên cứu vẫn còn cao, đặc biệt ở nhóm trẻ 18-23 tháng. Cần có nỗ lực có tổ chức ở tất cả các cấp để cải thiện giáo dục bà mẹ, thực hành chăm sóc sau sinh bà mẹ để giải quyết các vấn đề suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em, đặc biệt là trong những giai đoạn quan trọng này, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cần có biện pháp can thiệp sớm và thích hợp ở cấp y tế cơ sở và cộng đồng để các bà mẹ được theo dõi sau sinh vì đây là cơ hội để các nhân viên y tế giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ. Cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn để khảo sát tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng (vitamin D, canxi, sắt, kẽm, vitamin A, ...) cụ thể trong máu bằng phương pháp xét nghiệm. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
|
|
|
|