Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Khoán định - Hương ước và nếp sống văn hóa làng xứ Huế /Lê Nguyễn Lưu H. :Thời Đại,2011 514 tr. ;21 cm. Ký hiệu phân loại (DDC): 390.597 41 Giới thiệu tổng quát về làng xã xứ Huế về quá trình hình thành ở các giai đoạn lịch sử, về cơ cấu tổ chức. Đồng thời tìm hiểu về các văn bản khoán định, hương ước qua hình thức và hoàn cảnh ra đời của các văn bản này nhằm góp phần vào xây dựng đời sống vật chất, đời sống tinh thần, duy trì thuần phong mỹ tục, sự thay đổi văn hóa qua khoán ước Số bản sách:
(1)
Tài liệu số:
(0)
|
2
|
Lê Quang Định và sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí / Lê Nguyễn Lưu // Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển : Journal Of Research And Development . - 2021. - tr. 03-13. - ISSN: 1859-0152
11 tr. Ký hiệu phân loại (DDC): 959.7 Lê Quang Định (1759-1813) tự Tri Chỉ, hiệu Tấn Trai, gốc người làng Tiên Nộn, huyện Phú Vang, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa vào sống ở Gia Định, theo học cao sĩ Võ Trường Toản, kết bạn với Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh. Năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Phúc Ánh đánh bại Tây Sơn, chiếm được Gia Định, ông thi đỗ, được bổ làm quan ở Viện Hàn Lâm, từng giảng dạy Đông cung Thái tử Cảnh. Sau khi Nguyễn Vương khôi phục đô thành, thống nhất đất nước, ông được sung Sứ đoàn sang Thanh về việc xin đặt quốc hiệu mới Việt Nam. Xong xuôi, ông vâng mệnh biên soạn bộ sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí. Ông còn có tập Hoa Nguyên thi thảo, thơ in chung với hai bạn Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, trong Gia Định tam gia thi. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
3
|
Lê Quang Định và sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí : phần cuối / Lê Nguyễn Lưu // Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển : Journal Of Research And Development . - 2021. - tr. 3-26. - ISSN: 1859-0152
24 tr. Ký hiệu phân loại (DDC): 959.702 Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định là cuốn thông chí đầu tiên của triều Nguyễn ghi chép các tuyến đường giao thông trọng yếu của nước ta vào đầu thế kỷ XIX. Chỉ nói riêng về dinh Quảng Đức (tức tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay), tác giả đã cung cấp cho chúng ta toàn cảnh đường bộ và đường sông khá tường tận. Không chỉ là lộ trình, mà còn nhiều đối tượng khác nữa, nhất là di tích đền chùa, miếu vũ, kèm theo sự tích cụ thể đầu thế kỷ XIX, với những tên sông, tên núi, tên làng, tên chợ, tên đò... đã ra đời hàng chục, hàng trăm năm trước mà Dương Văn An và Lê Quý Đôn từng nói đến trong Ô Châu cận lục và Phủ biên tạp lục, ngày nay hoặc còn, hoặc mất, hoặc đã thay đổi. Đó đều là những tư liệu quý giúp chúng ta hiểu rõ quê hương mình hơn, càng nghĩ đến công lao khai phá của cha ông đời trước to lớn như thế nào... Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
4
|
|
5
|
|
|
|
|
|