Dòng Nội dung
1
Đánh giá mức độ biểu hiện của Protein Benchwarmer kiểu dại và đột biến E164K ở tế bào HEK293 : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho Cán bộ - Giảng viên 2021 / Nguyễn Hoàng Danh chủ nhiệm; Vũ Minh Thiết, Đinh Hải Ngân
Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đh Nguyễn Tất Thành, 2021
23 tr. : ảnh minh họa ; 29 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 660.6
Tác giả tiến hành chuyển nhiễm vector pcDNA3.1/ BNCH kiểu dại và pcDNA3.1/ BNCH* đã thu được vào dòng tế bào HEK293 và kiểm tra mức độ biểu hiện của biến thể gen BNCH này. Mục đích là để chứng minh đột biến E164K không ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện của protein BNCH bên trong tế bào.
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (1)
2
Đánh giá mức độ tăng biểu hiện protein màng Benchwarmer kiểu dại và đột biến E164K được chuyển nhiễm ở tế bào nuôi cấy / Vũ Minh Thiết, Nguyễn Hoàng Danh, Đinh Hải Ngân // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2021. - tr. 37-42. - ISSN: 2615-9015

Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2021
6 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 660.6
Gen Benchwarmer (BNCH) mã hóa cho protein xuyên màng thuộc họ protein vận chuyển Major Facilitator Superfamily được tìm thấy trong lysosome ở mọi tế bào động vật. Các đột biến gen BNCH gây kiểu hình bất lợi như thoái hóa thần kinh, làm ngắn vòng đời và lão hóa sớm ở nhiều sinh vật mô hình. Tuy nhiên chức năng và cơ chất của protein BNCH trên màng lysosome vẫn chưa được mô tả. Để tìm hiểu chức năng của protein này, chúng tôi đã tạo dòng plasmid mang gen mã hóa BNCH hoang dại ở người và plasmid mang BNCH chứa đột biến mất chức năng E164K. Hai plasmid trên được chuyển nhiễm vào các tế bào HEK293 để tạo hai dòng tế bào tăng cường biểu hiện protein BNCH hoang dại và BNCH đột biến E164K, làm cơ sở để phát triển mô hình nghiên cứu xác định chức năng phân tử và cơ chất vận chuyển của BNCH. Các plasmid tái tổ hợp được đưa vào tế bào HEK293 bằng kĩ thuật chuyển nhiễm lipoplex và mức độ biểu hiện protein được kiểm tra bằng Western Blot. Kết quả cho thấy cả hai biến thể này của BCNH được tăng cường biểu hiện thành công và có mức độ biểu hiện tương đương nhau trong dòng tế bào HEK293. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi sử dụng hai dòng tế bào này làm mô hình nghiên cứu chức năng của BNCH trong tương lai.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Giải trình tự và mô tả hệ gene lục lạp loài An xoa (Helicteres hirsuta Lour.) (Helicteroideae: Malvaceae) : Báo cáo Tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở năm 2023 - 2024 / Nguyễn Hoàng Danh, Vũ Minh Thiết, Đỗ Hoàng Đăng Khoa
Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024
89 tr. : hình ảnh, bảng ; 29cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 572.8
Giải trình tự và hoàn chỉnh hệ gene lục lạp của cây An xoa (danh pháp khoa học Helicteres hirsuta) thu nhận tại Việt Nam
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (1)
4
Nghiên cứu mức độ thay đổi biểu hiện enzyme chuyển hóa ceramide trong các dòng tế bào ung thư : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho cán bộ - giảng viên 2019 - 2020 / Vũ Minh Thiết, Nguyễn Thị Phương
Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020
40 tr. : hình ảnh ; 29 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 572.7
Đề tài khảo sát biểu hiện của các gen liên quan đến con đường chuyển hóa ceramide, cụ thể là họ gene ceramide synthase và ceramidase ở mức độ mRNA bằng phương pháp PCR định lượng trong các dòng tế bào ung thư gan...
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (0)
5
Sự khác biệt về mức độ biểu hiện các enzyme chuyển hóa ceramide giữa hai dòng tế bào ung thư gan Hep3B và Huh6 / Vũ Minh Thiết,... [và những người khác] // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2021. - tr. 43-49. - ISSN: 2615-9015

Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2021
7 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC):
Trình bày phương pháp qPCR được sử dụng để đánh giá toàn diện mức độ biểu hiện của các enzym điều chỉnh trực tiếp quá trình chuyển hóa ceramide trong tế bào có nguồn gốc ung thư gan Hep3B và tế bào có nguồn gốc từ nguyên bào gan Huh6. Kết quả cho thấy hai dòng tế bào này có mức độ khác biệt rõ rệt về mức độ biểu hiện của các enzyme kể trên. So với Huh6, tế bào Hep3B gây giảm thiểu hoạt động của enzyme tạo ceramide chuỗi C16, trong khi lại tăng mức biểu hiện của các enzyme tạo ceramide chuỗi dài C18 - C24; tăng hoạt động của enzyme phân hủy ceramide hydrolase và sphingosine kinase, đặc biệt làm giảm biểu hiện của một sphingomyelinase trung tính. Những điểm khác biệt này giúp Hep3B kích thích tăng sinh tế bào và ức chế quá trình apoptosis so với Huh6. Do đó, chúng tôi đề nghị nên chọn Hep3B (và có thể các dòng tế bào ung thư biểu mô gan khác) thay vì Huh6 trong các nghiên cứu ung thư gan liên quan đến chuyển hóa ceramide.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)