Dòng
|
Nội dung
|
1
|
|
2
|
Khảo sát ảnh hưởng bã mật đường lên sự sinh trưởng và khả năng
tích lũy astaxanthin của tảo Haematococcus pluvialis / Nguyễn Thị Bích Ngọc, [...và những người khác] // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2022. - tr.6-13. - ISSN: 2615-9015
Ký hiệu phân loại (DDC): 581.4 Tảo Haematococcus pluvialis là nguồn astaxanthin tự nhiên phong phú nhất hiện nay. Sự thay đổi về yếu tố dinh dưỡng và môi trường kích thích tảo tạo astaxanthin. Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng lên khả năng tích lũy astaxanthin của tảo Haematococcus đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc ứng dụng nguồn nitơ và cacbon xanh vào nuôi cấy tảo Haematococcus còn hạn chế, đặc biệt ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào được thực hiện. Nghiên cứu này sử dụng bã mật đường – một loại chất rắn từ mật đường cô đặc làm môi trường cung cấp các chất dinh dưỡng sạch nuôi cấy tảo. Kết quả cho thấy, bã mật đường có ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và khả năng tích lũy astaxanthin của tảo Heamatococcus pluvialis. Khi tăng dần
nồng độ bã mật đường từ 0,01 % đến 0,2 %, lượng sinh khối có xu hướng tăng dần từ 150,497 mg/L đến 192,689 mg/L. Mật độ tế bào (cell) đạt cao nhất ở môi trường bã mật đường 0,2 % là 19,3 × 104 cell/mL với tốc độ tăng trưởng đặc hiệu 0,05 mg/L trong 1 ngày. Nồng độ astaxanthin tích lũy cao nhất là 3,1 % (so với sinh khối khô) khi nuôi cấy ở bã mật đường nồng độ thấp (0,01 %); nồng độ bã mật đường càng thấp, thời gian tích lũy astaxanthin càng nhanh Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
3
|
Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh và tổ hợp ánh sáng đỏ-xanh lên quá trình diệt khuẩn bằng tia UVC / Huỳnh Trần Mỹ Hòa, Nguyễn Thanh Loan, Ngô Nguyên Vũ // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2022. - tr. 67-73. - ISSN: 2615-9015
Ký hiệu phân loại (DDC): 535 Bức xạ cực tím (ultraviolet, UV), đặc biệt là bức xạ UVC (200-280) nm có tác dụng diệt khuẩn nổi bật vì trực tiếp tác động phá hủy cấu trúc DNA của vi sinh vật. Tuy nhiên, UVC không chỉ tác động đến tế bào vi sinh vật mà còn gây tổn thương đến tế bào người và các động vật khác khi tiếp xúc. Để tìm ra biện pháp giảm liều chiếu UV nhằm hạn chế tác hại của nó, nhóm nghiên cứu đã khảo sát tác động ánh sáng LED xanh (460 nm), ánh sáng LED đỏ (630 nm) và ánh sáng tổ hợp đỏ-xanh lên quá trình diệt khuẩn bằng ánh sáng LED UVC (253 nm) với việc xử lí vi khuẩn bằng ánh sáng LED xanh hoặc đỏ hoặc ánh sáng tổ hợp đỏ-xanh, sau đó tiếp tục xử lí vi khuẩn bằng tia UVC. Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus nhạy cảm với tia UVC hơn Escherichia coli. Xử lí vi khuẩn trong dung dịch nước muối sinh lí, ánh sáng tổ hợp đỏ-xanh có khả năng tăng cường hiệu quả của tia UVC đối với S. aureus, nhưng không có hiệu quả đối với E. coli. Xử lí vi khuẩn trên mặt thạch, ánh sáng tổ hợp đỏ - xanh có khả năng làm tăng hiệu quả diệt khuẩn của tia UVC trên 2 chủng vi khuẩn khảo sát, trong khi xử lí với ánh sáng xanh và UVC chỉ có hiệu quả với S. aureus. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
4
|
|
5
|
|
|
|
|
|