Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Nhận diện bệnh mắt sử dụng công nghệ học sâu : Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo / Lê Hoàng Phương; Hà Minh Tân hướng dẫn Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024 63 tr. : bảng, hình ảnh ; 29 cm. Ký hiệu phân loại (DDC): 006.37 Bệnh về mắt không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cá nhân mà còn đặt ra gánh nặng lớn cho hệ thống y tế. Việc phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác các bệnh lý này là rất quan trọng để giảm thiểu tác động của chúng.Với sự hỗ trợ của các mô hình học sâu, việc nhận biết và phân loại các bệnh về mắt trở nên chính xác và hiệu quả hơn, giúp các bác sĩ nhãn khoa có thể đưa ra các quyết định điều trị kịp thời và chính xác. Công nghệ học sâu, với khả năng nhận diện mẫu và phân tích hình ảnh, cung cấp một giải pháp tiềm năng cho việc phát hiện và chẩn đoán bệnh lý mắt. Trong nghiên cứu này sử dụng thuật toán CNN EfficientNet để phân loại các bệnh mắt. Số bản sách:
(1)
Tài liệu số:
(0)
|
2
|
Thành phần và tần suất xuất hiện của nấm rễ nội cộng sinh (Arbuscular mycorrhizal fungi) trong đất vùng rễ và rễ cây rau trồng tại TP Hồ Chí Minh / Trương Phước Thiên Hoàng, Lê Thị Thảo Như, Lê Hoàng Phúc..[và những người khác] // Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam . - 2024. - tr. 67-72. - ISSN: 2615-9929
Ký hiệu phân loại (DDC): 615 nghiên cứu nhằm xác định sự hiện diện và thành phần nấm rễ nội cộng sinh (Arbuscular mycorrhizal fungi - AMF) có trong đất vùng rễ và rễ cây rau (14 loại rau ăn lá) được trồng tại các huyện Hóc Môn, Củ Chi và Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. Kết quả phân lập bào tử nấm nội cộng sinh dựa vào phương pháp rây ướt đã ghi
nhận có sự hiện diện của AMF trong đất vùng rễ cây rau với trung bình mật số bào tử là 87,6 bào tử/50 g đất. Đối với tỷ lệ cộng sinh của AMF vào mô rễ không ghi nhận sự cộng sinh trong 4 loại cây rau (dền, cải xanh, cải ngọt, cải thìa) nhưng có cộng sinh trong 10 loại cây còn lại, với trung bình tỷ lệ cộng sinh là 6,6%. Định danh bào tử nấm nội cộng sinh dựa vào các đặc điểm hình thái học ghi nhận trong tất cả các mẫu đất thu được xuất hiện nhiều kiểu hình
của 5 chi nấm gồm Glomus, Acaulospora, Gigaspora,Scutellospora, Sclerocystis và 3 kiều hình chưa xác định. Trong đó, 2 chi Glomus và Acaulospora có tần suất xuất hiện nhiều nhất lần lượt là 43,9 và 39,6%. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
3
|
|
|
|
|
|