Dòng Nội dung
1
Đặc điểm các hình ảnh bất thường trên phim X-Quang phổi của người lao động luyện thép tiếp xúc với bụi Silic tại Thái Nguyên năm 2019 / Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Khương Văn Duy...[và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 157-163. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 669.142
Nghên cứu cắt ngang được tiến hành trên 404 người lao động nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm tổn thương trên phim X - quang phổi của người lao động luyện thép có tiếp xúc với bụi silic ở Thái Nguyên năm 2019
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Đặc điểm chức năng hô hấp của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic năm 2018 / Nguyễn Ngọc Anh, Tạ Thị Kim Nhung, Lê Thị Thanh Xuân..[và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 133-138. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616.2
Nghiên cứu nhằm xác định tỷ mắc các rối loạn chức năng hô hấp của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trong một số ngành nghề ở miền Bắc Việt Nam năm 2018
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Đặc điểm chức năng hô hấp của người lao động trực tiếp sản xuất xi măng ở Hải Dương năm 2019 / Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 109-114. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616.2
Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 718 đối tượng nhằm mô tả đặc điểm chức năng hô hấp của người lao động tiếp xúc bụi silic ở một nhà máy sản xuất xi măng ở Hải Dương năm 2019
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh răng phá huỷ thể toàn bộ bằng phương pháp phẫu thuật / Nguyễn Ngọc Anh, Mai Đình Hưng, Nguyễn Thị Hồng Minh // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 55-67. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 617
Trình bày đánh giá hiệu quả lâm sàng của phương pháp phẫu thuật Widman cải tiến trong phục hồi tổn thương mô quanh răng bệnh viêm quanh răng phá huỷ thể toàn bộ ở bệnh nhân độ tuổi từ 20 - 45 tuổi. Hiệu quả điều trị được đánh giá lâm sàng trước và sau phẫu thuật 15 tháng theo tiêu chí của hội Nha chu Hoa Kỳ. Chỉ số lợi ban đầu 92,86% ở mức độ trung bình, sau điều trị đạt mức tốt chiếm 75%. Chỉ số vệ sinh răng miệng từ 60,71% mức trung bình, sau điều trị đạt 96,43% mức tốt. Độ sâu túi quanh răng chung là 4,49 ± 0,43 mm, vị trí răng cửa giữa và răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn là 5,95 ± 0,6 mm, các răng đối xứng là 4,9 ± 0,46 mm, sau điều trị lần lượt là 1,53 ± 0,23 mm; 1,79 ± 0,97 mm; 1,58 ± 0,23 mm. Trước điều trị mất bám dính quanh răng chung là 4,36 ± 1,01 mm, vị trí răng cửa giữa và răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn là 6,36 ± 0,93 mm, các răng đối xứng là 5,11 ± 0,89 mm, sau điều trị là 1,13 ± 0,87 mm; 2,00 ± 1,10 mm; 1,39 ± 0,95 mm. Lung lay răng trước điều trị, độ 1 là 82,14%, độ 2 là 14,28%, sau điều trị không lung lay 75%, lung lay độ 1 là 25%. Tiêu xương ổ răng trước điều trị 5,46 ± 1,37 mm, sau điều trị 3,96 ± 0,96 mm. Phương pháp phẫu thuật có hiệu quả lâm sàng tốt trong phục hồi tổn thương viêm quanh răng phá huỷ thể toàn bộ.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
5
Kiến thức, thái độ phòng chống bệnh bụi phổi silic của người lao động tại một số công ty tại thái nguyên năm 2020 / Nguyễn, Thị Thu Huyền, Lê Thị Hương, Trần Như Nguyên // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 250-261. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức, thái độ về phòng chống bệnh bụi phổi silic (BPSi) của người lao động tại Nhà máy Luyện Gang và Luyện Thép Lưu xá ở Thái Nguyên năm 2020. Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn toàn bộ người lao động có tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trên 1 năm tại nơi làm việc theo bộ câu hỏi cấu trúc sẵn có. Kết quả cho thấy 28,4% người lao động chưa có kiến thức về dấu hiệu mắc bệnh, 15,8% biết về những hậu quả khi mắc phải bệnh này. 20,2% người lao động chưa biết rằng bệnh BPSi là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. 19,7% người lao động chưa có hoặc không biết việc đeo khẩu trang đúng quy định sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh BPSi, khoảng 30% người lao động có kiến thức về việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh như làm ẩm môi trường lao động và thông thoáng gió. 18,5% người lao động không biết và có thái độ chưa đúng khi cho rằng bệnh BPSi không thể phòng, chống được. 56,3% không biết hoặc chưa có thái độ đúng về việc bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. 47,2% người lao động có thái độ không biết và không muốn tiếp xúc với người đã mắc bệnh. Như vậy, kiến thức, thái độ phòng bệnh BPSi của người lao động còn nhiều hạn chế, vì vậy cần phải nâng cao kiến thức và thái độ đúng cho NLĐ về phòng bệnh để giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng do bệnh gây ra.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)