Dòng Nội dung
1
Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn một số cao chiết từ cây thuốc bỏng và ứng dụng sản xuất xà phòng kháng khuẩn, kháng dị ứng : Báo cáo tổng kết nhiệm vụ cấp bộ / Lê Văn Minh chủ nhiệm đề tài; Hoàng Hồng Hạnh...[và những người khác]
Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2017
xiv, 76 tr. : hình ảnh minh họa, biểu đồ ; 29 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 668.12
Đề tài đánh giá hoạt tính kháng khuẩn một số cao chiết từ cây thuốc bỏng và ứng dụng sản xuất xà phòng kháng khuẩn, kháng dị ứng bằng phương phấp nghiên cứu sắc hãm, ngấm kiệt, xác định độ mất khối lượng của dược liệu do làm khô, xác định làm khô.
Số bản sách: (4) Tài liệu số: (0)
2
Định tính thành phần hóa học và xác định hoạt tính ức chế hắc tố của cây Mật gấu bắc (Mahonia nepalensis) / Nguyễn Lương Hiếu Hòa,...[ và những người khác ] // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2018. - tr. 80-83. - ISSN: 2615-9015

TP. Hồ Chí Minh : Đại Học Nguyễn Tất Thành, 2018
4 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 615.321
Cây mật gấu (Mahonia nepalensis) thường phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi ở nước ta như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn và Lâm Đồng từ độ cao 1.700 -1.900m. Vỏ và thân cây mật gấu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm và trị các bệnh da liễu. Tuy nhiên, khả năng ức chế việc tổng hợp hắc tố vẫn chưa được công bố. Trong nỗ lực tìm kiếm các thảo mộc tự nhiên có tác dụng làm trắng da, chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt tính ức chế tổng hợp hắc tố của cây mật gấu trên dòng tế bào B16F10 melanoma. Kết quả cho thấy, cao chiết methanol của cây mật gấu không gây độc tế bào B16F10 melanoma ở nồng độ 200µg/ml. Ở nồng độ 100µg/ml, nó có thể ức chế 37,15% lượng hắc tố tạo thành trong tế bào B16F10 melanoma. Cao chiết cây mật gấu cũng cho thấy khả năng bắt gốc tự do tốt với IC50 = 346µg/ml. Các kết quả trên cho thấy, cây mật gấu có tiềm năng ứng dụng như một chất làm trắng da trong mỹ phẩm. Các đơn chất có hoạt tính đang trong quá trình phân lập.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Khảo sát ảnh hưởng bã hèm mật rỉ lên sự sinh trưởng và khả năng tích lũy Astaxanthin của tảo Haematococcus Pluvialis : Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2021 / Nguyễn Thị Bích Ngọc; Nguyễn Lương Hiếu Hòa
Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2022
26 tr. : Hình ảnh; bảng biểu ; 29 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 571.629
Sử dụng bã hèm mật rỉ để nuôi cấy tảo H.pluvialis nhằm sử dụng đường cũng như protein và khoáng chất trong CMS là nguồn dinh dưỡng thay thế cho tảo sinh trưởng, tích lũy astaxanthin; từ đó xây dựng một quy trình nuôi cấy tiết kiệm và hiệu quả vừa giải quyết vấn đề về xử lý nước thải vừa có thêm nguồn thức ăn cung cấp cho thủy sản hoặc phân bón cho nông nghiệp.
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (1)
4
Khảo sát ảnh hưởng bã mật đường lên sự sinh trưởng và khả năng tích lũy astaxanthin của tảo Haematococcus pluvialis / Nguyễn Thị Bích Ngọc, [...và những người khác] // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2022. - tr.6-13. - ISSN: 2615-9015



Ký hiệu phân loại (DDC): 581.4
Tảo Haematococcus pluvialis là nguồn astaxanthin tự nhiên phong phú nhất hiện nay. Sự thay đổi về yếu tố dinh dưỡng và môi trường kích thích tảo tạo astaxanthin. Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng lên khả năng tích lũy astaxanthin của tảo Haematococcus đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc ứng dụng nguồn nitơ và cacbon xanh vào nuôi cấy tảo Haematococcus còn hạn chế, đặc biệt ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào được thực hiện. Nghiên cứu này sử dụng bã mật đường – một loại chất rắn từ mật đường cô đặc làm môi trường cung cấp các chất dinh dưỡng sạch nuôi cấy tảo. Kết quả cho thấy, bã mật đường có ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và khả năng tích lũy astaxanthin của tảo Heamatococcus pluvialis. Khi tăng dần nồng độ bã mật đường từ 0,01 % đến 0,2 %, lượng sinh khối có xu hướng tăng dần từ 150,497 mg/L đến 192,689 mg/L. Mật độ tế bào (cell) đạt cao nhất ở môi trường bã mật đường 0,2 % là 19,3 × 104 cell/mL với tốc độ tăng trưởng đặc hiệu 0,05 mg/L trong 1 ngày. Nồng độ astaxanthin tích lũy cao nhất là 3,1 % (so với sinh khối khô) khi nuôi cấy ở bã mật đường nồng độ thấp (0,01 %); nồng độ bã mật đường càng thấp, thời gian tích lũy astaxanthin càng nhanh
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
5
Khảo sát ảnh hưởng của astaxanthin lên chất lượng trứng gà : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho Cán bộ - Giảng viên 2020 / Nguyễn Lương Hiếu Hòa chủ nhiệm; Nguyễn Hoàng Dũng, Hồ Tá Giáp
Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đh Nguyễn Tất Thành, 2020
15 tr. : hình ảnh, bảng biểu ; 29 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 636.5
Đề tài thử nghiệm cho gà ăn thức ăn công nghiệp có bổ sung sinh khối tảo H. pluvialis ở các hàm lượng khác nhau (01-1%), khảo sát tỷ lệ đẻ trứng của gà được cho ăn tảo. Khảo sát chất lượng trứng thu nhận ở các nghiệm thức
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (0)