Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Các yếu tố tác động hành vi mua dược phẩm không kê đơn tại Thành phố Hồ Chí Minh / Lê Đặng Xuân Bách // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2024. - tr. 107-113. - ISSN: 2615-9015
Ký hiệu phân loại (DDC): 615.4 Nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc không kê đơn thông qua việc thiết lập và kiểm tra mối quan hệ trong mô hình hành vi mở rộng của Lý thuyết hành vi có kế hoạch. Nghiên cứu thực hiện hỗn hợp phương pháp định tính và định lượng. Khảo sát thu được 300 phiếu trả lời từ những người đã mua thuốc không kê đơn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu được phân tích theo mô hình PLS sử dụng phần mềm Smart-PLS. Kết quả cho thấy trải nghiệm thương hiệu (hệ số β = 0,280) có tác động lớn nhất đến ý định mua thuốc không kê đơn của người tiêu dùng, tiếp theo là thái độ hướng đến hành vi (hệ số β = 0,218). Điều này cho thấy trải nghiệm thương hiệu và thái độ hướng đến hành vi là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng ý định mua thuốc và ý định mua thuốc có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến hành vi mua thực tế. Đóng góp mới của nghiên cứu cho thấy, ngoài các yếu tố trong lý thuyết hành vi, các trải nghiệm từng mua thuốc OTC đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua dược phẩm, việc nâng cao trải nghiệm thương hiệu và khích lệ thái độ có thể thúc đẩy hành vi mua. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
2
|
|
3
|
Một số yếu tố liên quan đến ý định sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2020-2021 / Lê Thị Ngân, Phạm Bích Diệp // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 201-208. - ISSN: 2354-080X
Ký hiệu phân loại (DDC): 610 Trình bày về nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu ứng dụng mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) để phân tích mối liên quan giữa thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến ý định sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên (SV) trường Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN) năm học 2020 - 2021. Cỡ mẫu 315 SV năm 1, năm 3, năm 6 ngành Bác sĩ y học dự phòng và Cử nhân dinh dưỡng. SV có ý định sử dụng đồ ăn nhanh trong 2 tháng tới. Các yếu tố thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi giải thích được 10,5% ý định sử dụng đồ ăn nhanh. Trong các yếu tố của mô hình TPB, chỉ có thái độ có ảnh hưởng đến ý định sử dụng đồ ăn nhanh (β = 0,32 (p < 0,05)). Cần thực hiện truyền thông, sinh hoạt câu lạc bộ trong SV Y để thay đổi thái độ của SV về sử dụng ăn nhanh, từ đó giúp giảm ý định sử dụng đồ ăn nhanh trong thời gian tới. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
4
|
|
|
|
|
|