Dòng Nội dung
1
Áp lực học tập và một số yếu tố liên quan của sinh viên y khoa trường đại học Y-Dược, đại học Huế / Lương Thị Thu Thắm,...[và những người khác] // Tạp chí Y tế Công Cộng : Vietnam Journal of Public Health . - 2022. - tr. 68-79. - ISSN: 1859-1132



Ký hiệu phân loại (DDC): 370
Trình bày về việc xác định tỉ lệ sinh viên bị áp lực học tập và phân tích một số yếu tố liên quan đến áp lực học tập của sinh viên trường đại học Y - Dược. Kết quả cho thấy sinh viên cần được cung cấp chiến lược ứng phó với áp lực học tập, khuyến khích tham gia luyện tập thể dục thể thao.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Chiến lược đối phó với căng thẳng học tập của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, năm học 2018-2019 / Phạm Thị Thanh Hà, Bùi Thị Hương, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 163-171. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả cách đối phó với căng thẳng trong học tập của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm học 2018 - 2019. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 1422 sinh viên năm đầu và năm cuối tại Đại học Y Hà Nội. Tỷ lệ sinh viên sử dụng các chiến lược trong nhóm “chiến lược tiếp cận vấn đề” là cao nhất từ 70,3% đến 89,4% ở sinh viên năm đầu và từ 58,2% đến 77,3% với sinh viên năm cuối; tiếp theo là các chiến lược thuộc nhóm “chiến lược hỗ trợ xã hội” và thấp nhất là các chiến lược thuộc nhóm “chiến lược né tránh vấn đề” từ 25,7% đến 77,6% với sinh viên năm đầu và từ 39,3% đến 69,1% với sinh viên năm cuối. Nhà trường cần có các bộ phận tư vấn giúp sinh viên lựa chọn chiến lược phù hợp để đối phó với căng thẳng trong học tập, đặc biệt là sinh viên năm cuối.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Đặc điểm nhân cách và lo âu ở sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2016 - 2017 / Trần Thơ Nhị, Lê Thị Ngọc Anh // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 115-122. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 158.1
Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ lo âu và mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách với lo âu ở sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2016 - 2017, từ đó sinh viên y khoa nên được sàng lọc lo âu, kiểu nhân cách trong quá trình học tại trường để có những can thiệp thích hợp kịp thời
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Nhu cầu đào tạo về biến đổi khí hậu và sức khỏe ở các trường Đại học Y khoa tại Việt Nam / Trần Như Thảo, Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 133-141. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về thực hiện nghiên cứu bàn giấy (Desk Study) và nghiên cứu định tính cho thấy sinh viên y đa khoa và y học dự phòng đang được đào tạo 1 - 2 tiết về biến đổi khí hậu và sức khỏe. Việc đào tạo về biến đổi khí hậu là rất cần thiết, giúp bác sĩ đa khoa điều trị và tư vấn bệnh nhân, giúp bác sĩ y học dự phòng dự đoán xu hướng bệnh, lập kế hoạch truyền thông, ứng phó khẩn cấp với biến đổi khí hậu. Sinh viên mong muốn được lồng ghép về biến đổi khí hậu vào đào tạo trong năm 2 - 3 cho y đa khoa và năm 4 - 5 cho y học dự phòng. Với thời lượng 4 - 5 tiết và khuyến khích áp dụng các phương pháp thuyết trình, báo cáo, thảo luận. Nên đào tạo những nội dung có tính ứng dụng như các vấn đề sức khỏe do biến đổi khí hậu, cách xử lý, lập kế hoạch truyền thông, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cần có nhiều nghiên cứu hơn nhằm đánh giá hiệu quả đào tạo về biến đổi khí hậu cho sinh viên y khoa, đề xuất chương trình đào tạo thích hợp cho sinh viên y khoa và giảng viên.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
5
Trầm cảm của sinh viên Y khoa: góc nhìn của sinh viên Y khoa qua một nghiên cứu định tính / Lê Hồng Hoài Linh, Bùi Hồng Cẩm, [..và những ngươi khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 209-215. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Trình bày về trầm cảm đang dần trở thành vấn đề y tế công cộng cần được quan tâm khi tỷ lệ người mắc trầm cảm ở mọi độ tuổi đang tăng lên một cách nhanh chóng. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả cảm nhận của sinh viên y đa khoa về tình trạng trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên y đa khoa chính quy Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2019, với sự tham gia của 4 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên y khoa nhận thức được tỷ lệ trầm cảm của sinh viên y khoa đang ngày một tăng, các yếu tố liên quan bao gồm: Tuổi, giới tính, thói quen ăn uống, thói quen ngủ, mối quan hệ với gia đình, mối quan hệ với bạn bè, gặp trở ngại khi tham gia các hoạt động xã hội, học lực, áp lực từ việc học, chương trình học.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)