Dòng Nội dung
1
Bước đầu đánh giá kết quả áp dụng mô hình Tele - Icu trong hỗ trợ chẩn đoán và xử trí từ xa bệnh nhân hồi sức cấp cứu giữa Bệnh viện tỉnh Thanh Hoá và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Hoàng Bùi Hải, Nguyễn Anh Dũng, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 142-151. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả hoạt động của mô hình Tele - ICU trong hỗ trợ từ xa chẩn đoán và xử trí bệnh nhân nặng giữa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá. Nghiên cứu phân tích 4 ca lâm sàng đã được hội chẩn trong thời gian 1 tháng, đây là những bệnh nhân nặng phức tạp, nguyện vọng ban đầu của gia đình bệnh nhân là chuyển bệnh nhân đi các bệnh viện trung ương. Các cuộc hội chẩn từ xa thường xuyên giữa các thầy thuốc hồi sức cấp cứu thông qua hệ thống Tele - ICU đã giúp bệnh nhân được chẩn đoán kịp thời, tư vấn điều trị phù hợp hơn, theo dõi sát hơn bởi các bác sỹ có kinh nghiệm từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội góp phần đưa 4 bệnh nhân có diễn biến bệnh tích cực hơn mà không cần phải chuyển tuyến. Nghiên cứu này cho thấy việc hội chẩn từ xa thông qua hệ thống Tele - ICU giữa các thầy thuốc chuyên ngành hồi sức cấp cứu ở hai bệnh viện bước đầu mang lại kết quả tốt trong hỗ trợ chẩn đoán và xử trí tại chỗ bệnh nhân nặng.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Cơ cấu bệnh tật tại khoa cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019 / Vũ Đình Hùng, Kiều Thị Hoa, Hoàng Bùi Hải // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 317-323. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 611
Trình bày về nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả mô hình bệnh tật và phân bố thời gian của bệnh nhân được khám và điều trị tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2019. Trong số 22.385 bệnh nhân được cấp cứu năm 2019 có 50,98% là nữ, 56,4% ở nhóm tuổi lao động (từ 18 đến 50 tuổi). Ba nhóm bệnh thường gặp nhất là tiêu hóa: 34,69%; nhiễm khuẩn: 12,76% và chấn thương: 11,84%. Cơ cấu bệnh tật tại Khoa Cấp cứu cho thấy tỷ lệ bệnh truyền nhiễm còn cao, tiếp đến là bệnh không lây nhiễm và chấn thương. Nghiên cứu cho thấy số lượng bệnh nhân đa dạng quanh năm với số lượng bệnh nhân cao nhất trong quý III, cao hơn nhiều so với quý I năm 2019. Cơ cấu bệnh tật cho thấy tính chất đa dạng của bệnh cấp cứu. Phân bố các nhóm bệnh khá cân bằng, trong đó nhóm bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và bệnh chấn thương là bệnh phổ biến nhất.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Kết quả điều trị rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch / Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Quang Tùng // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 237-244. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về mục tiêu của nghiên cứu là mô tả kết quả điều trị bệnh nhân rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019. Phương pháp nghiên cứu là can thiệp lâm sàng không đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian nằm viện trung bình là 14,89 ngày. Tỷ lệ truyền khối hồng cầu cao nhất (47,06%), truyền khối tiểu cầu (26,49%), tiếp theo là huyết tương tươi đông lạnh (20,59%). Đa số bệnh nhân được sử dụng thuốc chống đông, chiếm 71,43%. Điều trị rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch có hiệu quả với điểm trung bình giảm từ 5,1 xuống còn 4,2, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong đó số lượng tiểu cầu trung bình và tỷ lệ PT% tăng rõ rệt, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch, phối hợp chặt chẽ điều trị bệnh nền, truyền chế phẩm máu và sử dụng thuốc chống đông hợp lí để nâng cao hiệu quả điều trị.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Y học Hà Nội năm 2017 / Lê Thị Thanh Xuân, Đặng Kim Oanh, Nguyễn Thúy Hiền, Lê Thị Thanh Hà // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 26-31. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 613.2
Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017, cần có các biện pháp nhằm giảm thiểu tỷ lệ stress nghề nghiệp trong nhóm điều dưỡng lâm sàng để đảm bảo sức khỏe cho người lao động và nâng cao năng suất lao động
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
5
Thực hành dinh dưỡng và bữa phụ tối muộn của người bệnh xơ gan tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020 / Nguyễn Thùy Linh, Phạm Thị Tuyết Chinh, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 84-91. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về nghiên cứu nhằm mô tả thực hành dinh dưỡng và bữa phụ tối muộn của người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2020. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 người bệnh xơ gan từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 04 năm 2020. Nghiên cứu cho thấy 22,5% có sử dụng bữa phụ buổi tối muộn, tuy nhiên năng lượng và thành phần dinh dưỡng trong bữa phụ tối muộn chưa đạt nhu cầu khuyến nghị với năng lượng là 140,4 Kcal, protein là 5,09 ± 2,53g; lượng glucid là 19,1g. Khẩu phần 24h đạt nhu cầu khuyến nghị chiếm 27,5%. Tỷ lệ người bệnh thực hành đúng hạn chế tiêu thụ rượu, bia là 67,5%; thực hành đúng 4 - 6 bữa/ngày là 27,5%. Thực hành dinh dưỡng trên ngươi bệnh xơ gan rất quan trọng, vì vậy cần tăng cường tư vấn, giáo dục về dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả điều trị.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)