Dòng Nội dung
1
Đánh giá kết quả thay khớp gối toàn phần sử dụng đường mổ dưới cơ rộng trong / Vũ Mạnh Cường; Trần Trung Dũng // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2019. - tr. 73-81. - ISSN: 2354-080X

Hà Nội : Trường Đại học Y Hà Nội, 2019
9 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 617.582
Nghiên cứu với mục tiêu đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp gối toàn phần bằng đường mổ dưới cơ rộng trong.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Kết quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu sau 6 tháng / Phạm Hoài Thu, Nguyễn Thị Thoa, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 65-72. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả và tính an toàn của liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát. 45 bệnh nhân với 63 khớp gối bị thoái hóa ở giai đoạn II và III theo phân loại của Kellgren và Lawrence. Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng. Tiến hành tiêm huyết tương giàu tiểu cầu nội khớp gối tổn thương, sử dụng bộ kit Tricell, 2 mũi cách nhau 1 tháng. Sau điều trị 6 tháng, các triệu chứng lâm sàng đều có cải thiện: điểm VAS trung bình giảm từ 6,06 ± 0,89 xuống 3,39 ± 1,93; điểm WOMAC giảm từ 47,42 ± 8,02 xuống 12,19 ± 17,39 (p < 0,05). Bề dày sụn khớp trung bình trên siêu âm sau điều trị 6 tháng tăng từ 2,14 ± 0,32 mm lên 2,39 ± 0,39 mm (p < 0,05). Tỷ lệ tràn dịch khớp gối giảm từ 55,6% xuống 17,5%. Có 17,5% trường hợp đau tại khớp gối sau tiêm trong 24 - 36 giờ. Không gặp trường hợp nào nhiễm khuẩn hoặc chảy máu tại khớp. Bước đầu cho thấy liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân có hiệu quả cải thiện triệu chứng, phục hồi sụn khớp gối thoái hóa và có tính an toàn.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Liên quan giữa nồng độ IL6 và CRP với đặc điểm siêu âm khớp gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát / Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đặng Hồng Hoa, Nguyễn Vĩnh Ngọc // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 23-28. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Trình bày về mức độ tăng IL6 có thể được coi là yếu tố dự báo về các tổn thương của khớp ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 26 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là thoái hóa khớp gối theo tiêu chuẩn ACR1991 tại khoa cơ xương khớp, bệnh viện E. Các thông tin nghiên cứu được thu thập bao gồm: lâm sàng (tuổi, giới, thời gian mắc bệnh), cận lâm sàng (Protein C phản ứng - CRP, IL - 6) và đặc điểm siêu âm khớp gối bao gồm độ dày sụn khớp, tình trạng của dịch khớp. IL - 6 được coi là tăng khi > 7 pg/ml. Kết quả nghiên cứu cho thấy 26 bệnh nhân (45 khớp gối) được lựa chọn vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 64,1 ± 11,4 trong đó hay gặp nhất ở lứa tuổi 60 - 69, nữ chiếm tỷ lệ 88,5%. Thời gian mắc bệnh gặp chủ yếu là 1 - 5 năm chiếm 50,0% và > 5 năm chiếm tỷ lệ là 46,2%. Về đặc điểm siêu âm khớp gối cho thấy bề dày sụn khớp (mm) LLC là 1,95 ± 46; LCN là 1,91 ± 0,51 và LCT là 1,85 ± 0,51. Trong đó có 30/45 khớp có dày màng hoạt dịch chiếm tỷ lệ 66,7% và có 30/45 khớp gối có dịch khớp chiếm tỷ lệ 66,7%. Kết quả cho thấy ở nhóm có tăng IL 6 thì độ dày màng hoạt dịch và độ dày dịch khớp gối tăng hơn so với nhóm có chỉ số IL6 bình thường (p < 0,05). Kết luận, nghiên cứu của chúng tôi bước đầu đã xác định được mối liên quan giữa nồng độ IL6 trong huyết tương với độ dày dịch khớp trên siêu âm và nồng độ CRP ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)