Dòng Nội dung
1
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh của trẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori / Nguyễn Hữu Hiếu, Nguyễn Thị Việt Hà // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 134-141. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori ở trẻ em ngày càng khó khăn do tình trạng kháng kháng sinhgia tăng. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh củatrẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori. Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca bệnh gồm 151 trẻ được chẩnđoán loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori vào khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 06/2020đến tháng 05/2021. Kết quả cho thấy tuổi trung bình mắc bệnh là 9,6 ± 2,5, tỷ lệ trẻ trai/gái là 4,6:1. Triệu chứnglâm sàng hay gặp là đau bụng (84,1%), thiếu máu (69,5%) và xuất huyết tiêu hóa (56,3%). Kết quả nội soi thấyloét tá tràng chiếm chủ yếu 93,4%. Tỷ lệ nhiễm H. pylori trên giải phẫu bệnh là 74,2%. 98,7% trẻ bị kháng với ítnhất 1 loại kháng sinh với tỷ lệ kháng với amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, levofloxacin và tetracyclinelần lượt là 88,7%; 96,7%; 30,5%; 9,9% và 0%. Đa kháng kháng sinh chiếm 90,7%, trong đó kháng đồng thờiamoxicillin và clarithromycin chiếm 55,0%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng thường gặp của trẻ em bị loét dạ dàytá tràng có nhiễm H. pylori là đau bụng, thiếu máu và xuất huyết tiêu hóa, loét hành tá tràng là vị trí hay gặp nhất. Tỷ lệ kháng kháng sinh cao gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori ở trẻ em.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan bệnh lậu, độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn lậu / Trịnh Minh Trang, Phạm Thị Minh Phương, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 11-20. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Trình bày về khảo sát đặc điểm lâm sàng và yếu tố liên quan bệnh lậu, độ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn lậu, chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 149 ca viêm niệu đạo hoặc cổ tử cung do lậu tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và Bệnh viện Da liễu Hồ Chí Minh từ tháng 1 - 8/2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy nam giới chiếm 89,9%; 73,1% ca bị bệnh dưới 07 ngày. Tiểu buốt, rắt chiếm 98%; tiết dịch âm đạo, niệu đạo đặc trưng lậu chiếm 87,2%; niệu đạo, cổ tử cung viêm đỏ chiếm 98,7%. Hành vi tình dục nguy cơ cao gặp nhiều hơn ở nam giới; 57,1% ca có ít nhất 02 bạn tình; 20,1% ca quan hệ với người bán dâm; 8,7% ca quan hệ đồng giới; 85,2% ca không dùng bao cao su; 38,2% ca quan hệ đường miệng hoặc hậu môn. 97,8% nam giới lây bệnh từ bạn tình hoặc người bán dâm; 86,7% nữ giới lây bệnh từ chồng. 100% chủng kháng penicillin, ciprofloxacin và nalidixic; 99,3% chủng kháng tetracyclin; 10,1% chủng kháng azithromycin; 2,7% chủng kháng ceftriaxon và 10,7% chủng kháng cefixim, không có chủng nào kháng spectinomycin. Chúng tôi kết luận: Đa số bệnh nhân bị bệnh dưới 07 ngày với lâm sàng đặc trưng bệnh lậu. Phần lớn người tham gia có ít nhất 2 bạn tình. Hành vi tình dục nguy cơ cao như quan hệ với gái bán dâm, quan hệ đồng giới, quan hệ đường miệng, hậu môn chủ yếu gặp ở nam giới. Quan hệ tình dục không dùng bao cao su chiếm phần lớn, là yếu tố lây bệnh chủ yếu. Tình hình kháng azithromycin, ceftriaxone và cefixim tăng lên trong thời gian gần đây, đặc biệt ở phía Nam.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Đặc điểm vi sinh và tình trạng kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn gây viêm phúc mạc thứ phát / Lưu Xuân Võ, Lưu Cảnh Linh, Vũ Hoàng Phương // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 78-84. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu đặc điểm vi sinh và tình trạng kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn gây viêm phúc mạc thứ phát. Hồi cứu tất cả hồ sơ bệnh án được chẩn đoán viêm phúc mạc thứ phát và điều trị bằng phẫu thuật tại khoa ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 01/01/2015 - 31/12/2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 40/143 bệnh nhân có kết quả cấy vi sinh dương tính, phân lập được 6 loại vi khuẩn với 44 chủng vi khuẩn và 1 loại vi nấm, trong đó vi khuẩn Gram âm chiếm đa số (95,6%), các loài vi khuẩn thường gặp trong nghiên cứu là: Escherichia coli (E. coli) (62,2%), Klebsiella pneumoniae (K. pneumoniae) (15,6%), Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa) (11,1%). Các loại vi khuẩn Gram âm có tỉ lệ đề kháng cao với nhóm β - lactam, quinolon và tỉ lệ nhạy cảm cao với piperacillin/ tazobactam, carbapenem.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Nghiên cứu sơ bộ về tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn phân lập từ thực phẩm lên men truyền thống ở Việt Nam : Báo cáo Tổng kết Đề tài Khoa học và Công nghệ Cấp cơ sở năm 2021 - 2022 / Vũ Thị Nam Anh; Nguyễn Thị Phương
Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2022
52 tr. : hình ảnh ; 29 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 664
Đề tài nghiên cúu về tình hình kháng kháng sinh ở vi khuẩn phân lập từ thực phẩm lên men truyền thống của Việt Nam.Thực phẩm là một trong những nguồn chính cung cấp vi sinh vật cho cơ thể nên vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan mật thiết với các yếu tố vi sinh ảnh hưởng tới sức khỏe con người.Do đó, việc nghiên cứu về kháng kháng sinh ở vi khuẩn phân lập cần được nghiên cứ sâu để đưa ra những giải pháp đồng bộ và hiệu quả
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (1)
5
Tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương / Hà Đức Dũng, Nguyễn Thị Vân, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 93-98. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 618
Trình bày về nhiễm khuẩn huyết là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh. Chuẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh là một thách thức với các bác sĩ chuyên khoa sơ sinh. Hiệu quả điều trị ngày càng giảm do tình trạng kháng kháng sinh.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)