Dòng Nội dung
1
Covid-19’ impacts on inpatient admission changes at National Hospital of Dermatology and Venereology, Hanoi, Vietnam / Pham Tien Dung, Le The Vinh, Pham Quoc Thanh // Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển : Journal of Health and Development Studies- JHDS . - 2022. - p. 9-17. - ISSN: 2588-1442



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Since the Coronavirus disease in 2019 (COVID-19) was announced as a worldwide pandemic, it has affected all aspects of life, including the economy, society, and the healthcare system. The impact of COVID-19 on co-morbidities is a concern however, there are few studies on dermatological patients. To determine COVID-19’s impact on the number of hospital admissions and the changes of common diseases at the National Hospital of Dermatology and Venereology.A cohort study is conducted to collect all admission over four years from Feb 2018 to Jun 2021. The dataset including 10506 records was extracted from the hospital information system database. Descriptive statistical was used to analyse the admission differences between the four- year periods The results of this study are significant in predicting the trend of dermatology patients’ admission during a pandemic. The results assist health system leaders and public health authorities in adjusting policies and procedures to suit the pandemic situation that is still complicated.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Đa dạng di truyền SARS-CoV-2 / Đỗ Hoàng Đăng Khoa, Hồ Tá Giáp, Phan Ngọc Hân // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2022. - tr. 15-24. - ISSN: 2615-9015

Tp.Hồ Chí Minh : Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2022
10 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 614.4
ARS-CoV-2 đang lây lan nhanh chóng gây nguy hại về tính mạng, sức khỏe và kinh tế toàn cầu. Đến đầu năm 2021, các chiến lược tiêm vaccine COVID-19 và thuốc hỗ trợ điều trị đã được nhiều quốc gia thực hiện và nghiên cứu, song song đó là sự biến đổi di truyền để kháng lại thuốc và vaccine của SARS-CoV-2 nhằm tồn tại và lây nhiễm. Các biến chủng SARS-CoV-2 mới và nguy hiểm liên tục được công bố bởi WHO như Alpha, Beta, Gamma, Delta, Eta, Iota, Kappa, Lambda, Mu và nhiều biến chủng chưa được đặt tên. Do đó, nghiên cứu về phân tích đa dạng di truyền là rất cần thiết để có bức tranh toàn cảnh về sự lây lan của các biến chủng, nhằm phục vụ cho nghiên cứu dịch tễ và các nghiên cứu di truyền SARS-CoV-2 khác. Kết quả nghiên cứu này cho thấy biến chủng A có thể là khởi nguồn của các biến chủng khác. Chúng tôi cũng đã vẽ ra bốn nhánh phát sinh cho bốn nhóm biến thể nguy hiểm. Biến thể Gamma có sự tương đồng về trình tự với biến thể Eta. Biến thể Beta thì có sự tương đồng cao với biến thể Iota và Mu. Biến thể Delta có quan hệ họ hàng với biến thể Kappa. Biến thể Alpha có quan hệ gần gũi với biến thể Zeta và Lambda.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Đặc điểm của nhóm nhân viên y tế chưa từng được ghi nhận nhiễm SAR-COV-2 tại trường đại học Y Hà Nội // Tạp chí Y tế Công Cộng : Vietnam Journal of Public Health . - 2022. - tr. 23-30. - ISSN: 1859-1132



Ký hiệu phân loại (DDC): 614
Nhân viên y tế (NVYT) là một trong những đối tượng có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất do đặc thù môi trường làm việc có thể tiếp xúc với nguồn bệnh. Tuy nhiên sau khi trải qua 04 đợt dịch, có một tỷ lệ nhất định NVYT dù có tiền sử hoặc không rõ tiền sử tiếp xúc với nguồn lây chưa được chẩn đoán từng nhiễm SARS-CoV-2. Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định đặc điểm của nhóm NVYT chưa từng được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 tại trường đại học Y Hà Nội (ĐHYHN). 79 NVYT của trường ĐHYHN chưa từng được chẩn đoán nhiễm bệnh tại thời điểm tháng 4 năm 2022 được lựa chọn vào nghiên cứu. 16/79 đối tượng nghiên cứu (20,25%) đã từng nhiễm SARS- CoV-2 nhưng chưa được chẩn đoàn. 50% đối tượng này là NVYT công tác tại các khoa trực tiếp chăm sóc ban đầu cho bệnh nhân. Nhóm đối tượng đã từng nhiễm SARS-CoV-2 nhưng chưa được chẩn đoán có nồng độ kháng thể khủng RBD-SARS-CoV-2 cao hơn so với nhóm chưa từng nhiễm (p=0,001). 93,67% đối tượng nghiên cứu có nồng độ khủng thể khủng RBD trên ngưỡng 4,8 U mL, đây là ngưỡng khuyến cáo của FDA cho việc sử dụng huyết tương dưỡng. Ở nhóm chưa từng nhiễm SARS-CoV-2 này sau tiêm vắc xin trên 90 ngày có nồng độ khủng thể khủng RBD-SARS Cov-2 thấp hơn nhóm tiêm dưới 90 ngày (p=0,02). Tỷ lệ nhân viên y tế nhiễm SARS-CoV chưa được chẩn đoán là 20,25% với nồng độ kháng thể kháng RBD -SARS-CoV-2 cao hơn nhóm chưa từng nhiễm. Ở nhóm chưa từng nhiễm, nồng độ kháng thể giảm theo thời gian.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Đánh giá phương pháp và giá trị lâm sàng của xét nghiệm Anti-SARS-CoV-2 trên hệ thống roche cobas e801 / Nguyễn Thị Ngọc Lan, Tạ Thành Văn, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 1-7. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Xét nghiệm phát hiện kháng thể chống lại SARS-CoV-2 có vai trò trong đánh giá đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân đã từng mắc và nghiên cứu dịch tễ của một quần thể lớn. Xét nghiệm Elecsys Anti-SARS-CoV-2 thực hiện trên hệ thống Cobas e801/Roche sử dụng nguyên lý miễn dịch điện hóa phát quang nhằm phát hiện kháng thể tổng số chống lại protein-N của virus. Đây là xét nghiệm chưa từng được triển khai tại khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vì vậy cần tiến hành xác nhận giá trị phương pháp xét nghiệm. Chúng tôi tiến hành đánh giá độ chụm, độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm theo hướng dẫn CLSI/EP15A3 và EP12A2. Kết quả cho thấy độ lặp lại và độ tái lặp phù hợp với công bố của nhà sản xuất; độ nhạy chẩn đoán là 41,18% ở giai đoạn 0-6 ngày, 53,85% ở giai đoạn 7-13 ngày, 87,5% ở giai đoạn sau 14 ngày và độ đặc hiệu chẩn đoán 99,79%. Xét nghiệm Elecsys Anti-SARS-CoV-2 (Cobas e801/Roche) đáp ứng được các công bố của nhà sản xuất về độ chum, độ nhạy và độ đặc hiệu chẩn đoán cần được cân nhắc khi áp dụng xét nghiệm này trên lâm sàng trong điều kiện dịch bệnh COVID-19.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
5
Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nặng của người bệnh COVID-19 tại tỉnh Bắc Ninh và Nghệ An : Kết quả từ một nghiên cứu bệnh chứng tại bệnh viện năm 2022 / Nguyễn Ngọc Hiếu, Đặng Thị Hương, Trần Văn Giang, Lê Minh Giang // Tạp chí Y tế Công Cộng : Vietnam Journal of Public Health . - 2023. - tr. 6-19. - ISSN: 1859-1132



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Nghiên cứu về đặc điểm và xác định yếu tố tiên lượng nặng của người bệnh COVID-19 trong tình hình đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp là rất cần thiết. Cần tiền hành nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm và xác định một số yếu tố liên quan tới tình trạng bệnh nặng của người bệnh COVID-19 nhập viện điều trị sáu tháng đầu năm 2022. Cần theo dõi các yếu tố tiên lượng nặng trong 24 giờ đầu để có phương án điều trị sớm và phù hợp cho người bệnh. Đồng thời, tiêm vắc xin phòng COVID-19 là phương pháp dự phòng bệnh nặng hiệu quả nên được chú trọng triển khai, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)