Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Khảo sát sự hiểu biết về việc phòng chống HIV/AIDS của sinh viên khóa 15DDS Đại học Nguyễn Tất Thành / Huỳnh Thị Như Thúy, Nguyễn Hoàng Thảo My // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2020. - tr. 70-74. - ISSN: 2615-9015
Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020 5 tr. Ký hiệu phân loại (DDC): 613 HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm, đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hay vaccin phòng chống. Lứa tuổi dễ mắc HIV/AIDS nhất là (16 – 29) tuổi, đây cũng là lứa tuổi học sinh sinh viên [1,2]; vì vậy, kiến thức phòng chống HIV/AIDS là mối quan tâm hàng đầu của xã hội và nhà trường. Nghiên cứu khảo sát sự hiểu biết về việc phòng chống HIV/AIDS của sinh viên khóa 15DDS, Khoa Dược - Đại học Nguyễn Tất Thành, từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao sự hiểu biết về việc phòng chống HIV/AIDS. Đối tượng khảo sát gồm 400 sinh viên, trong đó 21,5 % là nam và 78,5 % là nữ; sinh viên từng tham gia hội thảo, các hoạt động, cuộc thi về tìm hiểu HIV/AIDS là 27,25 %. Kết quả: 93,5 % sinh viên trả lời đúng và đủ về 3 đường chính lây nhiễm HIV/AIDS là máu, quan hệ tình dục (QHTD) không an toàn, từ mẹ sang con; 88,75 % sinh viên trả lời đúng về người khoẻ mạnh vẫn có khả năng bị nhiễm HIV/AIDS. Tỉ lệ lớn sinh viên biết cách phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS: “Không dùng chung kim tiêm” (96,75 %); “Sử dụng bao cao su khi QHTD” (90,25 %); “Không mua bán dâm” (94 %); “Không tiêm chích ma tuý” (76,5 %); “Chung thủy một bạn tình” (58,5 %). Có ít sinh viên (36,25 %) biết đúng thời gian tối thiểu để cho kết quả xét nghiệm HIV/AIDS chính xác là 3 tháng kể từ sau phơi nhiễm hoặc nghi phơi nhiễm.. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
2
|
Mô hình lồng ghép điều trị nghiện chất bằng Suboxone tại cơ sở điều trị HIV ngoại trú ở Hà Nội: quan điểm của cán bộ y tế và bệnh nhân / Đinh Thị Thanh Thúy, Lê Minh Giang, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 199-206. - ISSN: 2354-080X
Ký hiệu phân loại (DDC): 615 Trình bày về việc nghiên cứu định tính mô tả thách thức và thuận lợi từ quan điểm của bệnh nhân và cán bộ y tế trong quá trình thực hiện lồng ghép điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Suboxone tại cơ sở điều trị HIV ngoại trú tại Hà Nội. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tiến hành phỏng vấn sâu nhóm cán bộ y tế (24 cán bộ) và nhóm bệnh nhân tham gia can thiệp (23 bệnh nhân) tại 4 cơ sở điều trị HIV ngoại trú triển khai can thiệp tại Hà Nội. Kết quả phân tích cho thấy, mô hình điều trị lồng ghép nghiện chất dạng thuốc phiện tại cơ sở điều trị HIV ngoại trú (OPC) hiệu quả trên các phương diện như cải thiện mối quan hệ và trao đổi giữa cán bộ y tế và bệnh nhân, bệnh nhân chăm sóc toàn diện điều trị ARV và điều trị nghiện chất và thuận tiện trong việc đi lại và tiếp cận dịch vụ sức khỏe. Bên cạnh đó, mô hình lồng ghép đối diện với nhiều thách thức như kiến thức và kỹ năng điều trị, tình trạng quá tải công việc, trang thiết bị cơ sở vật chất, và vấn đề kỳ thị. Những phát hiện của nghiên cứu này là một đóng góp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, duy trì và mở rộng mô hình điều trị trong tương lai. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
3
|
|
4
|
|
|
|
|
|