Dòng Nội dung
1
Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và tác dụng gây độc tế bào của cao chiết cồn và chloroform từ thân cây An xoa helicteres hirsuta Lour. sterculiaceae / Phan Thị Thanh Thủy // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2018. - tr. 90-92. - ISSN: 2615-9015

Tp.Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2018
3 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 615.321
Cây An xoa trong dân gian sử dụng làm thuốc điều trị ung nhọt, tiêu độc... Những nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng chống lại các gốc tự do là tác nhân gây ung thư cũng như khả năng chống ung thư của An xoa. Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá về khả năng quét dọn gốc tự do và khả năng gây độc tế bào của cao chiết cồn và chloroform từ thân cây An xoa. Kết quả cho thấy hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết cồn (IC50 = 60,83μg/ml) mạnh hơn cao chiết cloroform (IC50 = 74.58μg/ml). Tuy nhiên, hoạt tính gây độc tế bào gan HepG2 của cao chiết cloroform (IC50 = 9.17μg/ml) lại mạnh hơn cao chiết cồn (IC50 = 19.96μg/ml). Như vậy, cây An xoa có chứa các hoạt chất ngăn ngừa ung thư (chất chống oxy hóa) và các hoạt chất có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Nghiên cứu quá trình chiết và đánh giá độ ổn định của anthocyanin trong hoa Đậu biếc (Clitoria ternatea L.). / Hoàng Thị Hồng // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2020. - tr. 50-57. - ISSN: 2615-9015

Thành phố Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020
8 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 660
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích xây dựng qui trình chiết xuất và đánh giá độ bền của anthocyanin từ hoa Đậu biếc Clitoria ternatea L. Để tối đa hóa năng suất khai thác, điều kiện chiết thích hợp như sau: Dung môi, EtOH 50 %; vật liệu/dung môi tỉ lệ, 1: 9; nhiệt độ chiết 50 0C; Thời gian chiết, 30 phút; số lượng các bước chiết xuất 2 bước; Thời gian thu hoa Đậu biếc là 7 giờ sáng. Trong những điều kiện này, lượng anthocyanin là 76,41 mg/L tương ứng với 2,189 mg anthocyanin/g vật liệu khô. Độ bền anthocyanin của dịch chiết và dư lượng được đánh giá trong 2 điều kiện: nhiệt độ phòng và 45 0C. Nhiệt độ có một ảnh hưởng đáng kể đến anthocyanin và anthocyanin cao phân tử, mẫu với acid citric (1 – 3) g/L ổn định hơn so với những loại không có acid citric. Trong thử nghiệm DPPH, IC50 của hoa Đậu biếc là 400 μg/mL (với y = 0,1565x – 12,965, R2 = 0,9939) so với IC50 của acid ascorbic (7 μg/mL) và thấp hơn IC50 của vitamin C khoảng 57 lần. Những kết quả này cho thấy hoa Đậu biếc có tiềm năng chống oxi hóa tạo cơ sở cho việc sử dụng và khai thác tiềm năng về hoa Đậu biếc.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Nghiên cứu quá trình chiết và đánh giá độ ổn định của anthocyanin trong hoa Đậu biếc (Clitoria ternatea L.). : Báo cáo tổng kết đề tài chương trình Sinh viên NCKH năm 2020 / Hoàng Thị Hồng chủ nhiệm đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020
33 tr. : minh họa ; 30 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 641.852
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích xây dựng qui trình chiết xuất và đánh giá độ bền của anthocyanin từ hoa Đậu biếc Clitoria ternatea L. Để tối đa hóa năng suất khai thác, điều kiện chiết thích hợp như sau: Dung môi, EtOH 50 %; vật liệu/dung môi tỉ lệ, 1: 9; nhiệt độ chiết 50 0C; Thời gian chiết, 30 phút; số lượng các bước chiết xuất 2 bước; Thời gian thu hoa Đậu biếc là 7 giờ sáng. Trong những điều kiện này, lượng anthocyanin là 76,41 mg/L tương ứng với 2,189 mg anthocyanin/g vật liệu khô. Độ bền anthocyanin của dịch chiết và dư lượng được đánh giá trong 2 điều kiện: nhiệt độ phòng và 45 0C. Nhiệt độ có một ảnh hưởng đáng kể đến anthocyanin và anthocyanin cao phân tử, mẫu với acid citric (1 – 3) g/L ổn định hơn so với những loại không có acid citric. Trong thử nghiệm DPPH, IC50 của hoa Đậu biếc là 400 μg/mL (với y = 0,1565x – 12,965, R2 = 0,9939) so với IC50 của acid ascorbic (7 μg/mL) và thấp hơn IC50 của vitamin C khoảng 57 lần. Những kết quả này cho thấy hoa Đậu biếc có tiềm năng chống oxi hóa tạo cơ sở cho việc sử dụng và khai thác tiềm năng về hoa Đậu biếc.
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (0)