Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính một phân tích thời gian phục hồi / Bùi Mỹ Hạnh, Khương Quỳnh Long // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 133-141. - ISSN: 2354-080X
Ký hiệu phân loại (DDC): 615 Trình bày về nghiên cứu này sử dụng thiết kế thuần tập hồi cứu trên 1002 người bệnh điều trị nội trú đợt cấp COPD tại Bệnh viện Phổi Trung ương, từ tháng 12/2018 đến tháng 6/2019. Hồi quy Cox đa biến được sử dụng để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Sau khi điều trị, 96,9% bệnh nhân giảm, đỡ triệu chứng. Với thời gian nằm viện trung bình là 11,1 ngày (độ lệch chuẩn 4,8 ngày). Sau khi hiệu chỉnh cho các yếu tố khác trong mô hình, bệnh nhân trên 80 tuổi có khả năng đáp ứng điều trị thấp hơn những bệnh nhân dưới 60 tuổi (HR = 0,77). Bệnh nhân có điểm CAT từ 20 - 30 và > 30 điểm có xác suất đáp ứng điều trị thấp hơn bệnh nhân có điểm CAT < 10 điểm, với HR = 0,69 và HR = 0,56, tương ứng. Những bệnh nhân nhập viện với cả 3 triệu chứng Anthonisen có khả năng đáp ứng điều trị thấp hơn bệnh nhân chỉ có một triệu chứng (HR = 0,79). Các yếu tố này cần được đánh giá và cân nhắc khi bệnh nhân vào viện, giúp tiên lượng và có hướng xử trí hợp lý nhằm tăng hiệu quả chăm sóc người bệnh. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
2
|
|
3
|
Dấu hiệu trầm cảm, ý tưởng hành vi tự sát của sinh viên Đại học Y Hà Nội và các yếu tố liên quan năm học 2018 - 2019 / Bùi Mai Thi, Lê Đại Minh, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 162-173. - ISSN: 2354-080X
Ký hiệu phân loại (DDC): 616 Trình bày về việc đặt vấn đề: rối loạn trầm cảm là một trong những vấn đề sức khoẻ gây ra gánh nặng bệnh tật đáng chúý trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, đặc biệt là sinh viênkhối ngành sức khỏe. Mục tiêu: xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm, tỷ lệ có ý tưởng hoặc hành vi tự sát và cácyếu tố liên quan trên sinh viên năm đầu và năm cuối của Trường Đại học Y Hà Nội năm học 2018 - 2019Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 1723 sinh viên sử dụng bộ câu hỏi Patient HealthQuestionaire 9. Kết quả cho thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở sinh viên là 17,4% (95% CI: 15,6% - 19,4%) tỷ lệcó ý tưởng hành vi tự sát là 26,2% (95% CI: 24,12% - 28,48%). Khả năng có dấu hiệu trầm cảm cao hơn cóý nghĩa thống kê ở nhóm sinh viên có gánh nặng tài chính (PR = 2,07; 95% CI: 1,53 - 2,81), nhóm có nhiềuhơn ba anh chị em trong gia đình (PR = 1,78; 95% CI: 1,08 - 2,93), bản thân có tiền sử bệnh mạn tính (PR =1,44; 95% CI: 1,09 - 1,89). Khả năng có ý tưởng hành vi tự sát cao hơn ở nữ giới (PR = 0,69; 95% CI: 0,55- 0,84), nhóm có gánh nặng tài chính (PR = 1,39; 95 % CI: 1,09 - 1,78), bản thân có tiền sử bệnh mạn tính (PR = 1,70; 95% CI: 1,39 - 2,09). Kết luận: tỷ lệ trầm cảm và tỷ lệ có ý tưởng hoặc hành vi tự sát ở sinh viêncho thấy nhu cầu rõ ràng cần cải thiện môi trường và hệ thống hỗ trợ tâm lý cho sinh viên tại cơ sở đào tạo Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
4
|
|
5
|
|
|
|
|
|