Dòng Nội dung
1
Chất lượng cuộc sống của người bệnh điều trị ung thư phổi tại bệnh viện quân y 103 năm 2021 / Phạm Thị Thu Hương, (...và những người khác) // Tạp chí Khoa học Điều dưỡng . - 2023. - tr. 68-77. - ISSN: 2615-9589



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh trước và sau điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện quân Y 103, năm 2021. Đối tượng và Phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp 192 người bệnh tại 02 thời điểm trước và sau điều trị 1 tháng bằng bộ công cụ EORTC QLQ – C30. Quy định về đáp ứng về chất lượng cuộc sống như sau: Với Δ = điểm sau điều trị – điểm trước điều trị. Các chức năng và sức khỏe toàn diện: Cải thiện nếu Δ ≥ 10, ổn định nếu: -10 <Δ< 10, xấu đi nếu: Δ ≤ -10. Các triệu chứng và tài chính: Cải thiện nếu Δ ≤ -10, Ổn định nếu: -10 <Δ< 10, xấu đi nếu Δ ≥ 10.Chất lượng cuộc sống của người bệnh ở mức trung bình, sau điều trị 1 tháng có sự thay đổi nhưng chưa nhiều cần có những can thiệp vào các yếu tố như đau, lo lắng, ảnh hưởng của kinh tế để nâng cao chất lượng của người bệnh.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Đánh giá tác dụng của khí công với thay đổi tỉnh trạng mệt mỏi, khó thở và lo lăng trên người bệnh ung thư phổi tại một số Bệnh việt ở Việt Nam / Vũ Văn Đẩu, (...và những người khác) // Tạp chí Khoa học Điều dưỡng . - 2019. - tr. 87-95. - ISSN: 2615-9589



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Đánh giá hiệu quả của tập khí công đối với việc thay đổi tình trạng khó thở, mệt mỏi và lo lắng ở người bệnh ung thư phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng thực hiện trên 2 nhóm: nhóm có luyện tập khí công và nhóm đối chứng. Đối tượng nghiên cứu là 156 người bệnh ung thư phổi được lựa chọn và phân bổ ngẫu nhiên vào 2 nhóm. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để đánh giá hiệu quả của tập khí công đối với việc thay đổi tình trạng khó thở, mệt mỏi và lo lắng ở người bệnh ung thư phổi tại các thời điểm: T0 (trước khi phân nhóm), T1 (cuối giai đoạn can thiệp - sau 6 tuần) và T2 (kết thúc của thời gian theo dõi - 12 tuần sau khi phân nhóm). Kết quả: Không có sự khác biệt về thống kê giữa 2 nhóm về mệt mỏi và lo lắng, điều đó có nghĩa là khí công không cải thiện sự mệt mỏi, lo lắng. Khí công cải thiện đáng kể chứng khó thở vào tuần thứ 6 với chênh lệch trung bình là 1,15 (p = 0,011) và tuần thứ 12 chênh lệch trung bình là 1,50 (p = 0,025) giữa nhóm khí công và nhóm chứng.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Đột biến EGFR-T790M liên quan đến kháng thuôc ức chế Tyrosine Kinase ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ / Lê Hoàn, Ngô Quý Châu, Trần Khánh Chi, Trần Huy Thịnh // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 23-31. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Nghiên cứu tập trung đánh giá tình trạng kháng thuốc EGFR-T790M liên quan đến đột biến EGFR-T790M
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Khảo sát nồng độ Cea, Cyfra 21-1, SCC huyết tương trong theo dõi điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ / Vũ Lan Anh, Trần Huy Thịnh // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2019. - tr. 44-50. - ISSN: 2354-080X

Thành phố Hà Nội : Trường đại học Y Hà Nội, 2019
7 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Nghiên cứu theo dõi quá trình điều trị của 39 bệnh nhân ung thư phổi tại bệnh viện Ung bướu và bệnh nhân đa khoa tỉnh Thanh Hóa thông qua việc khảo sát nồng độ các chất Cea, Cyfra 21-1, SCC trong huyết tương bệnh nhân trong 3 tháng điều trị bệnh tại các thời điểm khác nhau theo phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
5
Ứng dụng công nghệ AI trong dự đoán nguy cơ mắc ung thư phổi ở người / Vũ Đình Tuấn, Nguyễn Đức Quân, Nguyễn Công Minh,... // Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường . - 2024. - tr. 40-48. - ISSN: 0866-7608



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Trong nghiên cứu này nhóm tác giả đề xuất một mô hình học máy xử dụng thuật toán mạng nơ ron tích chập (CNN) để huấn luyện trên tập dữ liệu về ung thư phổi từ IQ-OTH/NCCD
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)