Dòng Nội dung
1
Phân tích mối quan hệ di truyền của một số giống tỏi (Allium sativum L., Alliaceae) ở Việt Nam bằng kĩ thuật đa hình ADN khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD) / Nguyễn Thanh Tố Nhi // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2019. - tr. 09-15. - ISSN: 2615-9015

Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2019
7 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 581.35
Để đánh giá mức độ khác biệt kiểu gen giữa 8 mẫu tỏi tại Việt Nam, tác giả sử dụng kĩ thuật đa hình ADN khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD) với 27 mồi, phân nhóm di truyền các mẫu khảo sát bằng phân mềm NTSYS pc2.1. Kết quả cho thấy tổng số băng thu được là 296 băng, số băng đa hình là 215 băng, tỉ lệ băng đa hình từ 50 – 100%, hệ số tương đồng di truyền của các mẫu khá cao, dao động từ 53,4% đến 93,6%. Các kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc chọn giống, lai tạo giống và bảo tồn nguồn quỹ gen cây tỏi tại Việt Nam
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Xác định mối quan hệ di truyền của một số dòng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) bằng chỉ thị ISSR / Dương Văn Đoàn, Trần Thị Thu Thảo, Bùi Tri Thức..[và những người khác] // Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam . - 2024. - tr. 62-66. - ISSN: 2615-9929



Ký hiệu phân loại (DDC): 614.4
Nghiên cứu này, 7 dòng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) đang trồng khảo nghiệm tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị được tiến hành đánh giá đa dạng di truyền bằng 15 mồi ISSR. Kết quả cho thấy, 7 dòng keo có hệ số biến động di truyền ở mức độ trung bình. Trong đó, 4 mồi gồm ISSR1, ISSR3, ISSR8 và ISSR15 cho chỉ số đa hình di truyền tốt hơn các mồi còn lại. Trong tổng số 40 phân đoạn được khuếch đại có 30 phân đoạn đa hình, chiếm 75%. Chỉ số đa dạng di truyền PIC dao động trong khoảng 0,28-0,33. Trong đó, mồi ISSR8 cho chỉ số đa dạng di truyền cao nhất (0,33), mồi ISSR15 cho mức độ đa dạng di truyền thấp nhất (0,28). 7 dòng Keo lá tràm được chia thành 2 nhóm chính. Nhóm I gồm 4 dòng Clt7, Clt18, Clt19 và Clt26. Nhóm II gồm 3 dòng Clt25, Clt43 và Clt57. Sự khác biệt di truyền có mối tương quan với khả năng sinh trưởng của cây. Kết quả này cho thấy, chỉ thị ISSR là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong công tác đánh giá và chọn lọc nguồn gen tốt trong chương trình chọn giống cây lâm nghiệp của Việt Nam.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)