Dòng Nội dung
1
Bào chế viên nén chứa candesartan cilexetil 8 mg đã cải thiện độ hòa tan trong hệ phân tán rắn : Khóa luận tốt nghiệp / Ngô Thị Mỹ Tiên; Nguyễn Thị Hoài Thương (hướng dẫn)
Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024
36 tr. : bảng, biểu đồ ; 29 cm
Ký hiệu phân loại (DDC): 615.19
Nghiên cứu bào chế viên nén nhằm xây dựng công thức bào chế viên nén cải thiện độ hòa tan của candesartan cilexetil giúp tăng hiệu quả của thuốc trong điều trị.
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (1)
2
Thiết kế, chế tạo máy bón phân viên nén thân thiện với môi trường / Hoàng Trung Kiên // Tạp chí Cơ Khí Việt Nam : Vietnam Mechanical Engineering Journal . - 2020. - tr. 130-134. - ISSN:


5 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 621.82
Trình bày cách lựa chọn kết cấu, các lưu ý tính toán thiết kế và chế tạo máy bón phân viên nén thân thiện với môi trường, phù hơp với điều kiện sản xuất và canh tác ở Việt Nam, bốn kết cấu thường dùng trong các máy bón phân viên nén trên thế giới được thử nghiệm đánh giá qua đó cho thấy các kết cấu không phù hợp với điều kiện chế tạo trong nước
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Tối ưu hoá công thức viên nén dập thẳng chứa cao khô sấy phun Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) / Nguyễn Võ Tuyết Như, Nguyễn Thị Ái Nhị, Đỗ Quang Dương..[ và những người khác] // Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam . - 2024. - tr. 54-60. - ISSN: 1859-4794



Ký hiệu phân loại (DDC): 664.028
Nghiên cứu này nhằm xây dựng công thức viên nén dập thẳng chứa cao khô sấy phun Mật nhân. Lưu tính của cao khô Mật nhân và ảnh hưởng của tá dược độn lên lưu tính cao khô Mật nhân ở các tỷ lệ khác nhau đã được khảo sát và đánh giá. Mô hình thực nghiệm gồm mười công thức được thiết kế theo mô hình D-optimal. Các biến độc lập khảo sát gồm: tỷ lệ Starch 1500, A-tab và natri croscarmellose - Vivasol GF. Các biến phụ thuộc gồm độ biến thiên khối lượng viên, độ mài mòn, độ cứng, độ rã. Phần mềm BC PharSoft OPT được sử dụng để nghiên cứu liên quan nhân quả và tối ưu hoá công thức. Công thức tối ưu được kiểm chứng bằng thực nghiệm và kết quả thực nghiệm được so sánh với kết quả dự đoán sử dụng phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy, cả ba tá dược độn Starch 1500, A-tab, Startab đều giúp cải thiện lưu tính của cao khô Mật nhân. Công thức viên nén Mật nhân được chọn bao gồm 150 mg cao khô Mật nhân (30% khối lượng viên), 20 mg Vivasol GF (4% khối lượng viên), 212,5 mg Startab (42,5% khối lượng viên), 15 mg A-tab (3% khối lượng viên), 100 mg Starch 1500 (20% khối lượng viên) và 2,5 mg magie stearat (0,5% khối lượng viên). Kết quả ba lần thực nghiệm so với kết quả dự đoán khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Đề tài đã xây dựng thành công công thức viên nén Mật nhân.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Ứng dụng phương pháp sắc kí lỏng pha đảo (Rp-HPLC) định lượng viên nén ticagrelor / Dương Đình Chung, Nguyễn Thị Ngọc Yến, Nguyễn Hữu Khánh Quan, Trương Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Thủy, Lê Thị Yến Chi, Ca Thị Thúy // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2020. - tr.45-49. - ISSN: 2615-9015

TP. Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành,2020
5 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC):
Trong nghiên cứu này, viên nén ticargrelor được xác định lượng bằng phương pháp sắc kí lỏng pha đảo (Rp-HPLC). Điều kiện sắc kí đã được khảo sát và lựa chọn thông số tối ưu cho: bước sóng, pha động, pha tĩnh, tốc độ dòng, thể tích tiêm mẫu. Qui trình phân tích đã xây dựng được thẩm định theo hướng dẫn của Thông tư 32/2018/TT-BYT về qui định việc đăng kí lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Kết quả điều kiện sắc kí để định lượng viên nén ticagrelor: cột Pursuit XRs C18 (150 x 4,6 mm; 5 µm); Bước sóng phát hiện 301 nm. Pha động là hỗn hợp của acetonitril và 0,1 % acid photphoric với tỉ lệ 77 : 23 (tt/tt); Tốc độ dòng 1 mL/ phút; Thể tích tiêm mẫu 10 µL và nhiệt độ cột 40 0C. Khoảng tuyến tính ticagrelor thiết lập từ (5 – 50) µg/mL (Hệ số tương quan R2 > 0,999). Phương pháp Rp-HPLC để xác định ticagrelor đã xây dựng và thẩm định thành công (tuyến tính, đúng, chính xác) và có thể áp dụng trong việc xác định hàm lượng của viên nén ticagrelor như một tiêu chuẩn cơ sở.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
5
Xây dựng công thức bào chế viên nén diltiazem 120 mg tác dụng kéo dài với tá dược gôm xanthan / Nguyễn Thị Hoài Thương, Lôi Thông Liêm // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2022. - tr.54-60. - ISSN: 2615-9015



Ký hiệu phân loại (DDC): 615.19
Diltiazem hydroclorid, là một dẫn xuất benzothiazepin, được coi là thuốc điều trị tăng huyết áp an toàn và hiệu quả, không có tác dụng không mong muốn ở thận và không gây rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của diltiazem là thời gian bán thải chỉ khoảng 6 giờ do vậy người bệnh phải sử dụng thuốc 3 đến 4 lần một ngày. Để khắc phục các nhược điểm của viên quy ước, nghiên cứu đã tiến hành xây dựng công thức bào chế viên nén diltiazem tác dụng kéo dài với hệ cốt thân nước bằng phương pháp xát hạt ướt sử dụng các tá dược kiểm soát giải phóng chính là gôm xanthan và hydroxy propyl methyl cellulose (HPMC). Công thức bào chế tốt nhất thu được với hàm lượng diltiazem 120 mg và các tá dược gôm xanthan (50 mg), HPMC (20 mg), lactose (100 mg), amidon (40 mg), comprecel (70 mg), talc và magnesi stearat 2 % (tỉ lệ 1:1). Nghiên cứu cũng đã tiến hành bào chế và đánh giá được một số tiêu chuẩn chất lượng cơ bản của viên nén diltiazem 120 mg tác dụng kéo dài để từ đó đề xuất các chỉ tiêu chất lượng cơ bản cũng như khả năng kiểm soát giải phóng dược chất lên đến 8 giờ (không dưới 65 %).
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)