Dòng Nội dung
1
Nghiên cứu qui trình sản xuất bột dinh dưỡng từ đậu nành nảy mầm / Lê Thị Thêm, Trần Đình Mạnh // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2018. - tr. 57-62. - ISSN: 2615-9015

TP. HCM : Đại Học Nguyễn Tất Thành, 2018
6 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 664.024
Đậu nành nảy mầm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho con người. Việc sản xuất ra bột dinh dưỡng đã nâng cao giá trị cho sản phẩm. Qui trình sản xuất ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng bột dinh dưỡng từ đậu nành nảy mầm. Để đậu nành nảy mầm có chất lượng tốt nhất, đặc biệt là thu được hàm lượng vitamin E cao, thì hạt đậu nành phải được ngâm trong thời gian 8 giờ ở 30ºC, rồi ủ trong thời gian 96 giờ. Sau đó hạt đậu nành nảy mầm được sấy ở 50ºC trong thời gian 8 giờ để giảm độ ẩm của hạt xuống còn 9,67%, đồng thời vẫn giữ được chất lượng tốt nhất của đậu nành nảy mầm, đặc biệt là hàm lượng vitamin E (14,43mg/kg). Sản phẩm được đem đi nghiền nhiều lần thu được bột dinh dưỡng từ đậu nành nảy mầm có chất lượng tốt.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Phát triển sản phẩm bột dinh dưỡng từ hạt đậu phộng nảy mầm : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho cán bộ - giảng viên 2020 / Nguyễn Thị Thùy Dung chủ nhiệm, Nguyễn Thị Vân Linh
Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020
59 tr. ; cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 664.024
Đề tài tiến hành đánh giá các thành phần có hoạt tính sinh học trong hạt đậu phộng nảy mầm, khảo sát ảnh hưởng của quá trình sấy đến các thành phần có hoạt tính sinh học, phát triển công thức sản phẩm bột dinh dưỡng từ hạt đậu phộng nảy mầm. Từ đó phân tích số liệu chi tiết và cho ra kết quả.
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (0)
3
Tạo sản phẩm bột dinh dưỡng từ bột Đậu phộng nảy mầm : Khóa luận tốt nghiệp / Nguyễn Hoàng Thanh Bình ; Nguyễn Thị Thùy Dung hướng dẫn
TP. HCM : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020
78 tr. ; Hình ảnh, bảng biểu30 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 641.3531
Phân tích, lựa chọn nguyên liệu phối trộn bột dinh dưỡng từ bột đậu phộng nảy mầm cùng các nguyên liệu phụ dựa trên những tác động lợi ích sức khỏe của người sử dụng. Xác định công thức tối ưu thành phần nguyên liệu dựa trên hàm mục tiêu là mức độ ưa thích của người tiêu dùng và đánh giá cảm quan sản phẩm.
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (1)
4
Tạo sản phẩm bột dinh dưỡng từ hạt Đậu phộng nảy mầm / Nguyễn Thị Thuỳ Dung, Nguyễn Hoàng Thanh Bình, Nguyễn Phong Bình, Trương Dương Mỹ Chi // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2020. - tr. 32-38. - ISSN: 2615-9015

TP. HCM : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020
7 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 641.3531
Nghiên cứu thực hiện trên hạt Đậu phộng thu nhận tại Đồng Tháp (Việt Nam) cho thấy khi đậu nảy mầm trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày thì hàm lượng polyphenol tổng, flavonoid tổng và hoạt tính chống oxi hóa tăng lên đáng kể [(3,64 ± 0,01) mg GAE/gck; (0,84 ± 0,012) mg QE/gck; (55,90 ± 0,535) % ức chế]. Đậu phộng sau khi nảy mầm được sấy khô, nghiền mịn, phối trộn với một số nguyên liệu phổ biến và có lợi ích sức khỏe để tạo ra các sản phẩm bột dinh dưỡng giàu hoạt tính sinh học và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu xây dựng được 2 công thức sản phẩm. Công thức 1 (CT1) bao gồm các thành phần: Đậu phộng mầm (11 g), yến mạch (4 g), hạnh nhân (1,5 g), và óc chó (1,5 g). Công thức 2 (CT2) bao gồm các thành phần: Đậu phộng mầm (9 g), đậu xanh (3 g), đậu đỏ (1,5 g), đậu đen (1,5 g), đậu trắng (1,5 g). Cả hai công thức bột dinh dưỡng đều đạt loại khá theo tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm TCVN 3215-79.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
5
Ứng dụng phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM) để tối ưu hóa quá trình sấy bột dinh dưỡng hòa tan từ gạo tấm VD20 Tiền Giang : Báo cáo Tổng kết Đề tài Khoa học và Công nghệ dành cho cán bộ - giảng viên 2022 / Lê Đăng Trường; Nguyễn Phú Thương Nhân; Vũ Đức Ngọc
Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2022
48 tr. : hình ảnh, bảng biểu ; 29 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 664.725
Nghiên cứu sử dụng gạo tấm VD20 để tạo ra các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, sử dụng trực tiếp chỉ được phát triển theo kinh nghiệm truyền thống, chưa có nghiên cứu thực tế, đặc biệt việc sử dụng gạo tấm VD20 làm sản phẩm bột dinh dưỡng là vấn đề khá mới. Do đó, đề tài đưa ra hướng nghiên cứu việc ứng dụng gạo tấm VD20 làm sản phẩm bột dinh dưỡng hòa tan nhằm góp phần làm gia tăng giá trị dinh dưỡng và thương mại cho hạt gạo tấm VD20 Gò Công Tiền Giang
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (0)