Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Giải pháp ổn định hố đào sâu khi tăng số lượng hầm trong trường hợp tường chắn hiện hữu cho công trình IGG Hạ Long / Nguyễn Ngọc Thanh, Phùng Văn Kiên, Bùi Hữu Kiên, Lương Xuân Khải, Đặng Minh Mạnh, Đỗ Văn Nam // Tạp chí Khoa học Kiến trúc & Xây dựng : Science Journal of Architecture & Construction . - 2024. - tr. 85-91. - ISSN: 1859-350X
Ký hiệu phân loại (DDC): 624.15 Ngày nay, đứng trước sự gia tăng nhanh về dân số tại các đô thị lớn, chủ đầu tư của một số công trình cao tầng có tầng hầm có nhu cầu cải tạo, mở rộng quy mô công trình, trong đó bao gồm việc tăng số lượng tầng hầm.Bài báo này tập trung nghiên cứu các giải pháp chống đỡ và gia cường tường chắn đất hiện hữu để ổn định hố đào sâu khi tăng độ sâu hố đào, tương ứng với việc thay đổi quy mô tăng tầng hầm trong điều kiện địa chất phức tạp. Các phân tích, bàn luận về lựa chọn giải pháp ổn định, gia cố tường chắn đất khi tăng số tầng hầm sẽ được đề cập. Bên cạnh đó, các kết quả dự tính chuyển vị, nội lực bên trong tường chắn từ mô hình tính toán 2D bằng phần mềm Plaxis cho công trình IGG Hạ Long khi thay đổi quy mô từ 02 tầng hầm lên 04 tầng hầm cũng được giới thiệu và phân tích cụ thể. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
2
|
|
3
|
|
4
|
Phân tích chiều sâu hố đào có xét đến chuyển vị giới hạn của tuyến tunnel ở khu vực lân cận / Lê Trần Anh Toàn, Lại Văn Quí, Lê Thanh Bình, Trần Quốc Việt // Tạp chí Vật liệu & Xây dựng : Journal of Materials and Construction . - 2022. - tr. 42-50. - ISSN: 1859-381X
Ký hiệu phân loại (DDC): 692 Bài báo phân tích chiều sâu hố đào có xét đến chuyển vị giới hạn của công trình hầm đường sắt (Tunnel) trong quá trình thi công của dự án có tầng hầm sâu nằm gần tuyến Tunnel bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Trường hợp phân tích là một công trình thực tế tại phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Dự án qui mô 5 hầm (chiều sâu đào lên đến 23m) và khoảng cách công trình đến tuyến Tunnel là 40m. Toàn bộ quá trình thi công của dự án được mô phỏng bằng phương pháp FEM với sự trợ giúp của mềm Plaxis 2D và mô hình đất được sử dụng là mô hình Hardening soil. Bước đầu, bài báo kiểm chứng việc lựa chọn các thông số đầu vào của mô hình bằng việc so sánh kết quả phân tích chuyển vị tường vây giữa mô hình và quan trắc ở hiện trường. Tiếp theo đó, mô hình Tunnel cạnh công trình hố đào sâu được đưa vào quá trình mô phỏng để tiến hành phân tích ảnh hưởng của quá trình thi công hố đào sâu đến chuyển vị của tuyến Tunnel. Khoảng cách từ hố đào đến Tunnel được thay đổi để đưa ra những đánh giá về chiều sâu đào tối đa, khoảng cách tối thiểu để đảm bảo những yêu cầu nghiêm ngaetj về giới hạn chuyển vị của tuyến Tunnel. Kết quả cho thấy chiều sâu đào tối đa cho phép giảm đáng kể khi hố đào sâu đặt gần khu vực Tunnel. Khoảng cách tối thiểu để đảm bảo dự án hố đào sâu tương tự có thể được thực hiện trong tương lai là 40m. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(0)
|
|
|
|
|