Dòng Nội dung
1
Một số vấn đề trong thiết kế liên kết bu lông theo các tiêu châu Âu, Nga và Việt Nam. / Nguyễn Ngọc Linh // Xây dựng . - 2019. - Tr. 45-49. - ISSN:


5 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 624
Bài báo trình bày phương pháp và quy trình thiết kế liên kết bu lông trong kết cấu thép, phân tích và so sánh sự tương đồng và khác biệt trong việc tính toán, thiết kế liên kết bu lông theo tiêu chuẩn châu Âu với tiêu chuẩn của Nga và Việt Nam.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (0)
2
Tính toán bu lông thông thường chịu kéo và cắt đồng thời : Combined tension and shear in bearing-type connection bolt / Phan Thanh Lượng // Tạp chí Khoa học Kiến trúc & Xây dựng : Science Journal of Architecture & Construction . - 2023-10. - tr. 45-50. - ISSN: 1859-35OX



Ký hiệu phân loại (DDC): 624.1821
Liên kết bu lông là một loại liên kết được sử dụng phổ biến trong kết cấu thép. Trong quá trình làm việc, bu lông có thể phải chịu các trạng thái tác động khác nhau, trong đó có thể xảy ra trường hợp xuất hiện lực kéo và cắt đồng thời. Về nguyên tắc, để đảm bảo an toàn cho kết cấu, sự làm việc của liên kết cần phải được kiểm tra trong tất cả các tính huống nguy hiểm nhất. Tuy nhiên hiện nay trong tiêu chuẩn hiện hành của nước ta chưa xét đến ảnh hưởng của sự làm việc đồng thời này. Do đó trong một số tình huống có thể dẫn tới liên kết được thiết kế không đảm bảo khả năng chịu lực. Nội dung bài báo xem xét sự cần thiết cũng như so sánh với quy định của các tiêu chuẩn phổ biến khác trên thế giới, từ đó đưa ra khuyến nghị cụ thể cho việc tính toán này.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Tính toán lực xiết tối ưu của bu lông chịu kéo dưới tác dụng của tải trọng thay đổi / Vũ Lệ Quyên // Tạp chí Khoa học Kiến trúc & Xây dựng : Science Journal of Architecture & Construction . - 2023-8. - tr. 25-29. - ISSN: 1859-350X



Ký hiệu phân loại (DDC): 621.882
Theo các nghiên cứu với liên kết bu lông chịu kéo được xiết đủ chặt sẽ sinh ra ứng lực trước tạo nên biến dạng ngược với khi chịu tải của mối nối. Do vậy, khi làm việc khoảng 75% tác dụng của ngoại lực phân phối lên mối nối triệt tiêu biến dạng ban đầu và bu lông chịu khoảng 25% còn lại cùng với lực siết [5]. Có thể thấy khi xiết chặt bu lông sẽ giúp tăng độ bền và tuổi thọ mối nối, đảm bảo độ bền đồng đều trên thân bu lông và của mối nối, đặc biệt là với các liên kết bu lông chịu tải trọng thay đổi. Bài báo đề xuất phương án tính toán lực xiết tối ưu và độ bền mỏi của liên kết bu lông chịu kéo dưới tác dụng của tải trọng thay đổi theo tiêu chí của Goodman và Gerber phụ thuộc vào giới hạn biên độ và giá trị trung bình của ứng suất.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (0)
4
Tính toán lực xiết tối ưu của bu lông chịu kéo dưới tác dụng của tải trọng thay đổi : Calculation of the optimum tightening force of tensile bolts under variable loads / Vũ Lệ Quyên // Tạp chí Khoa học Kiến trúc & Xây dựng : Science Journal of Architecture & Construction . - 2023-8. - tr. 25-29. - ISSN: 1859-350X



Ký hiệu phân loại (DDC): 624.1821
Theo các nghiên cứu với liên kết bu lông chịu kéo được xiết đủ chặt sẽ sinh ra ứng lực trước tạo nên biến dạng ngược với khi chịu tải của mối nối. Do vậy, khi làm việc khoảng 75% tác dụng của ngoại lực phân phối lên mối nối triệt tiêu biến dạng ban đầu và bu lông chịu khoảng 25% còn lại cùng với lực siết [5]. Có thể thấy khi xiết chặt bu lông sẽ giúp tăng độ bền và tuổi thọ mối nối, đảm bảo độ bền đồng đều trên thân bu lông và của mối nối, đặc biệt là với các liên kết bu lông chịu tải trọng thay đổi. Bài báo đề xuất phương án tính toán lực xiết tối ưu và độ bền mỏi của liên kết bu lông chịu kéo dưới tác dụng của tải trọng thay đổi theo tiêu chí của Goodman và Gerber phụ thuộc vào giới hạn biên độ và giá trị trung bình của ứng suất.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)