Dòng Nội dung
1
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh của trẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori / Nguyễn Hữu Hiếu, Nguyễn Thị Việt Hà // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 134-141. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori ở trẻ em ngày càng khó khăn do tình trạng kháng kháng sinhgia tăng. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng kháng kháng sinh củatrẻ em bị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori. Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca bệnh gồm 151 trẻ được chẩnđoán loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori vào khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 06/2020đến tháng 05/2021. Kết quả cho thấy tuổi trung bình mắc bệnh là 9,6 ± 2,5, tỷ lệ trẻ trai/gái là 4,6:1. Triệu chứnglâm sàng hay gặp là đau bụng (84,1%), thiếu máu (69,5%) và xuất huyết tiêu hóa (56,3%). Kết quả nội soi thấyloét tá tràng chiếm chủ yếu 93,4%. Tỷ lệ nhiễm H. pylori trên giải phẫu bệnh là 74,2%. 98,7% trẻ bị kháng với ítnhất 1 loại kháng sinh với tỷ lệ kháng với amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, levofloxacin và tetracyclinelần lượt là 88,7%; 96,7%; 30,5%; 9,9% và 0%. Đa kháng kháng sinh chiếm 90,7%, trong đó kháng đồng thờiamoxicillin và clarithromycin chiếm 55,0%. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng thường gặp của trẻ em bị loét dạ dàytá tràng có nhiễm H. pylori là đau bụng, thiếu máu và xuất huyết tiêu hóa, loét hành tá tràng là vị trí hay gặp nhất. Tỷ lệ kháng kháng sinh cao gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori ở trẻ em.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Interaction of helicobacter pylori infection withtobacco smoking in the development of stomach cancer in Vietnamese men / Khanpaseuth SENGNGAM, Le Hong Phuoc, [...et al] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - p. 125-137. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Precent about this study aims to examine the joint effect of H. pylori infection and tobacco smoking on the development of stomach cancer among Vietnamese men. A total of 80 stomach cancer cases and 146 controls were recruited in a case - control study conducted in a general hospital. Information on sociodemographic, anthropometric characteristics, tobacco smoking, and the dietary pattern was obtained based on a semi - quantitative food frequency and demographic lifestyle questionnaire; venous anti - H. pylori IgG antibodies were tested by ELISA. Unconditional logistic regression analysis with adjustment for potential confounding was performed to estimate the association between target exposures and stomach cancer, Results: An increase of antibody level was related to an elevated odds of stomach cancer (The fifth versus bottom quintile, OR = 3.07; 95%CI: 1.16, 8.12; p for trend = 0.032). Compared to participants who are negative with both H. pylori infection and tobacco smoking (either cigarette or waterpipe tobacco), individuals exposed to both these factors showed significantly greater odds of stomach cancer (OR = 3.58. (95%CI: 1.32, 9.76, p = 0.013). The similar combined impact of H. pylori infection and tobacco smoking were found in individuals who smoked a cigarette (excluded exclusive waterpipe tobacco smokers, ORs = 3.17; 95%CI: 1.13, 8.94, p = 0.029) or waterpipe tobacco (excluded exclusive cigarette smokers; OR = 3.96, 95%CI: 1.28, 12.26, p = 0.017). The present study suggests an interaction between H. pylori infection and tobacco smoking, even waterpipe tobacco, to induce stomach cancer.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Kết quả điều trị diệt trừ helicobacter pylori của phác đồ nối tiếp 4 thuốc có Bismuth trong các hộ gia đình / Đào Việt Hằng, Nguyễn Duy Thắng, Đào Văn Long // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 113-121. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 615
Trình bày về các Tác giả thực hiện nghiên cứu can thiệp điều trị cho 246 bệnh nhân ≥ 8 tuổi có chỉ định diệt trừ Helicobacter pylori (H.p) từ 100 hộ gia đình đến khám tại Viện Nghiên cứu & Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật và Phòng khám đa khoa Hoàng Long từ 10/2017 - 10/2019. Phác đồ nối tiếp 4 thuốc có bismuth với Clarythromicin (EMCB) điều trị cho 29 bệnh nhân và phác đồ nối tiếp 4 thuốc có bismuth với tetracyclin (EMTB) điều trị cho 217 bệnh nhân. Quy trình chẩn đoán, điều trị và đánh giá kết quả điều trị theo quy định của Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam. Kết quả: Tỷ lệ diệt H.p của phác đồ EMTB sau diệt trừ lần 1 theo thiết kế nghiên cứu là 80,2%, sau diệt trừ H.p lần 1 thất bại là 100,0%. Phác đồ EMTB có kết quả tiệt trừ H.p cao hơn phác đồ EMCB có ý nghĩa thống kê với RR là 1,45 lần. Yếu tố phác đồ điều trị lần đầu, tuân thủ điều trị có liên quan chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê với kết quả điều trị diệt H.p thành công.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Khảo sát sử dụng thuốc ức chế bơm proton trên bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại bệnh viện Nhân dân Gia Định : Khóa luận tốt nghiệp Dược Đại học / Võ Thị như Hào, Trần Thị Phương Uyên hướng dẫn
Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2019
82 tr. : hình ảnh minh họa, biều đồ ; 29 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 615.58
Đề tài khảo sát tình hình xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày - tá tràng tại bệnh viện Nhân dân Gia Định; khảo sát tình hình sử dụng thuốc bơm proton PPI trong việc điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày - tá tràng; đánh giá hiệu quả điều trị sau xuất huyết tiêu hóa của bệnh nhân.
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (1)
5
Khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày - tá tràng tại Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân Gia Định / Trần Thị Phương Uyên // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2020. - tr. 75-83. - ISSN: 2615-9015

Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020
9 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 615.58
Xuất huyết tiêu hóa là một vấn đề phổ biến trong các trường hợp khẩn cấp khoa nội tiêu hóa và cũng là nguyên nhân đáng kể dẫn đến tử vong (10 %). Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân Gia Định là đơn vị chuyên thực hiện nhiệm vụ tầm soát, chẩn đoán, điều trị các bệnh lí thuốc chuyên khoa nội tiêu hóa – gan mật, tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng. Song, tình hình sử dụng các phương pháp điều trị và đánh giá hiệu quả chưa được nhiều tác giả quan tâm. Do đó đề tài tiến hành khảo sát tình hình điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại bệnh viện, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của thuốc ức chế bơm proton (PPI) bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả thu được trên 122 bệnh nhân mắc bệnh có độ tuổi trung bình 55,63 ± 19,30, Forrest IIa chiếm nhiều nhất (31,97 %). Có 18,03 % bệnh nhân được cho thở oxi, 46,72 % bệnh nhân được truyền máu, nội soi cầm máu được áp dụng cho 44,26 % bệnh nhân, 100 % bệnh nhân được áp dụng bồi hoàn thể tích và dùng PPI. Nhóm PPI được sử dụng với 2 hoạt chất esomeprazol và pantoprazol, 97,54 % đường tiêm PPI được chỉ định cấp cứu, liều trung bình esomeprazol được sử dụng là (83,81 ± 24,39) mg/24 giờ và pantoprazol (88,73 ± 33,85) mg/24 giờ. 97,54 % bệnh nhân dùng tiêm tĩnh mạch cấp cứu, sau 72 giờ chuyển sang đường uống với 1 viên/ngày hoặc 2 viên/ngày. Hầu hết tất cả bệnh nhân điều trị theo đúng phác đồ điều trị Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng và cho kết quả điều trị đáng kể.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)