Dòng Nội dung
1
Giải trình tự và mô tả hệ gene lục lạp loài An xoa (Helicteres hirsuta Lour.) (Helicteroideae: Malvaceae) : Báo cáo Tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở năm 2023 - 2024 / Nguyễn Hoàng Danh, Vũ Minh Thiết, Đỗ Hoàng Đăng Khoa
Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024
89 tr. : hình ảnh, bảng ; 29cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 572.8
Giải trình tự và hoàn chỉnh hệ gene lục lạp của cây An xoa (danh pháp khoa học Helicteres hirsuta) thu nhận tại Việt Nam nhằm hỗ trợ định danh loài dược liệu này, cũng như các nghiên cứu về tiến hóa trong họ Malvaceae.
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (1)
2
Khảo sát hoạt tính chống oxi hóa và tác dụng gây độc tế bào của Cao chiết thân cây An Xoa Helicteres hirsuta lour. sterculiaceae (in vitro antioxydant and cytotoxic activites of extract helicteres hirsuta lour. sterculiaceae) : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho CB-GV 2017 / Phan Thị Thanh Thủy chủ nhiệm đề tài
Tp.Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2018
76 tr. : Hình ảnh ; 30 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 615.321
Đối tượng nghiên cứu là thân của cây An xoa (Helicteres hirsuta L.). Tiến hành sơ bộ thành phần hóa thực vật dựa trên các phản ứng định tính đặc trưng và thiết lập quy trình chiết cao theo phương pháp ngâm lạnh. Cao chiết từ thân cây được sử dụng để xác định hàm lượng phenolic tổng bằng phương pháp Folin-Ciocalteu, khảo sát hoạt tính chống oxi hóa trên mô hình DPPH và thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư dựa theo phương pháp nuôi cấy trong môi trường MTT (3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl tetrazolium bromide).
Số bản sách: (6) Tài liệu số: (1)
3
Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và tác dụng gây độc tế bào của cao chiết cồn và chloroform từ thân cây An xoa helicteres hirsuta Lour. sterculiaceae / Phan Thị Thanh Thủy // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2018. - tr. 90-92. - ISSN: 2615-9015

Tp.Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2018
3 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 615.321
Cây An xoa trong dân gian sử dụng làm thuốc điều trị ung nhọt, tiêu độc... Những nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng chống lại các gốc tự do là tác nhân gây ung thư cũng như khả năng chống ung thư của An xoa. Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá về khả năng quét dọn gốc tự do và khả năng gây độc tế bào của cao chiết cồn và chloroform từ thân cây An xoa. Kết quả cho thấy hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết cồn (IC50 = 60,83μg/ml) mạnh hơn cao chiết cloroform (IC50 = 74.58μg/ml). Tuy nhiên, hoạt tính gây độc tế bào gan HepG2 của cao chiết cloroform (IC50 = 9.17μg/ml) lại mạnh hơn cao chiết cồn (IC50 = 19.96μg/ml). Như vậy, cây An xoa có chứa các hoạt chất ngăn ngừa ung thư (chất chống oxy hóa) và các hoạt chất có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Nghiên cứu khả năng chống oxi hóa của cao An Xoa (Helicteres Hirsuta .Lour Sterculiaceae) được chiết từ hai dung môi N-Hexan và Dicloetan : Báo cáo tổng kết đề tài chương trình sinh viên NCKH năm 2018 / Nguyễn Văn Thủy chủ nhiệm đề tài ; Phan Thị Thanh Thủy hướng dẫn
Tp. Hồ Chí Minh : Đại Học Nguyễn Tất Thành, 2017
45tr. : hình ảnh ; 29 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 615.322
Những năm gần đây, cây An xoa được xem như một thần dược trị ung thư, được người dân một số huyện ở Bình Phước sử dụng để điều trị ung thư gan. Dược liệu nghiên cứu là thân cây An xoa, xác định sơ bộ thành phần hóa thực vật dựa trên các phản ứng định tính đặc trưng. Xác định hàm lượng Phenolic tổng bằng phương pháp Folin-Ciocalteu và hoạt tính chống oxi hóa trên mô hình dọn dẹp gốc tự do DPPH.
Số bản sách: (4) Tài liệu số: (0)