Dòng Nội dung
1
Khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá phân tích sử dụng thuốc áp dụng các phương pháp của thông tư 21/2013/tt-byt tại bệnh viện quận 11 trong năm 2017 / Văn Thị Hồng Nhi ; Đào Duy Kim Ngà, Lê Thị Nga hướng dẫn
Tp.Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2018
136 tr. : Sơ đồ ; 30 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 615.5
Sử dụng thuốc bất hợp lý đang là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mang tính toàn cầu. Với mong muốn tìm ra cách thức thực hiện tốt hơn, tác giả đã thực hiện đề tài này. Khảo sát từ công cụ phân tích trùng khớp với khảo sát thủ công. Cụ thể, phương pháp ABC, VEN, ABC/VEN có tỷ lệ các nhóm thuốc phù hợp theo Thông tư 21/2013/TT-BYT. Với liều xác định hàng ngày (DDD) trong 90% đơn thuốc, thuốc insulin và các chất tương tự để tiêm tác động vừa chiếm tỷ lệ 45,59% cao nhất; Với giữa các nhóm thuốc, nhóm tim mạch chiếm tỷ lệ 29,32% cao nhất về chi phí và nhóm hocmon và các thuốc tác độnng vào hệ thống nội tiết chiếm tỷ lệ 57,73% cao nhất của DDD/100 giường/ngày. Việc áp dụng công cụ phân tích đã góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực, qua đó giảm bớt gánh nặng công việc cho nhân viên khoa Dược BVQ11.
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (0)
2
Khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá phân tích sử dụng thuốc nhóm tim mạch áp dụng các phương pháp của thông tư 21/2013/TT-BYT tại bệnh viện quận 11 trong năm 2017 : Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học / Nguyễn Thị Ngọc Tuyền ; Đào Duy Kim Ngà, Nguyễn Thị Kim Liên hướng dẫn
Tp. Hồ Chí Minh, 2018
126 tr. : minh họa ; 30 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 615.71
Ứng dụng công cụ phân tích vào phân tích sử dụng thuốc tim mạch chi phối nhiều đến mô hình bệnh tật tại Bệnh viện quận 11 để góp phần giảm gánh nặng công việc và thời gian cho Khoa Dược nhằm quản lý cũng như lập kế hoạch mua sắm thuốc cho phù hợp. Đối với phương pháp ABC, VEN, ABC/VEN thì tỷ lệ các thuốc nhóm tim mạch đềuphù hợp theo quy định của Thông tư 21/2013/TT-BYT. Đối với phương pháp DDD thì có 14 hoạt chất trong khoảng DU 90% với tổng tỷ lệ DDD sử dụng là 89,66% và Trong 8 nhóm thuốc tim mạch, có nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất về chi phí và DDD/100 giường/ngày. Hơn nữa, việc ứng dụng công cụ phân tích vừa đơn giản dễ thực hiện vừa tiết kiệm được thời gian khắc phục những vấn đề tồn tại trong phân tích thủ công.
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (0)
3
Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2020-2021 / Võ Thế Anh Tài, Phạm Hồng Thắm // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2023. - tr. 64-70. - ISSN: 2615-9015



Ký hiệu phân loại (DDC): 344.042
Phân tích cơ cấu sử dụng thuốc giúp cơ sở y tế thấy rõ một số bất cập liên quan đến việc sử dụng thuốc, giúp bác sĩ và các nhà quản lí có giải pháp trong hoạt động kê đơn, mua sắm thuốc hợp lí. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang đối tượng gồm toàn bộ danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2020-2021. Kết quả: năm 2020 có 864 khoản mục và năm 2021 có 964 khoản mục ứng với hơn 88,3 tỉ đồng và gần 127 tỉ đồng, trong đó thuốc nhập khẩu chiếm phần lớn từ (72,2-79,5) % giá trị sử dụng. Nhóm thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng virus là nhóm có số khoản mục và giá trị sử dụng lớn nhất. Phân loại ABC: thuốc hạng A chiếm khoảng 80 %, thuốc hạng B chiếm khoảng 10 % và hạng C khoảng 10 % giá trị sử dụng. Nhóm thuốc N với 27 khoản mục đến 31 khoản mục từ 2020-2021, thuốc thuộc phân nhóm thuốc AN (thuốc không thiết yếu có chi phí cao/lượng tiêu thụ lớn) vẫn có sử dụng nhưng ở mức hạn chế từ (2-3) khoản mục chiếm từ khoảng (0,4-0,6) % giá trị sử dụng Sự phân bổ kinh phí trong sử dụng thuốc tại bệnh viện khá phù hợp, cần duy trì sự ổn định trong các năm sau. Bên cạnh đó, bệnh viện nên sử dụng thuốc sản xuất trong nước thay vì thuốc nhập khẩu.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)