Dòng Nội dung
1
2
Khảo sát khả năng phân giải bào tử nấm linh chi (Ganoderma lucidum) từ chủng vi khuẩn Lactobacillus phân lập từ nước cải chua / Vũ Khánh Duy ; Lê Thị Thùy Trang, Nguyễn Trung Hiếu hướng dẫn
Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2018
ix, 61 tr. ; cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 576.9
“Khảo sát khả năng phân giải bào tử nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) từ chủng vi khuẩn Lactobacillus phân lập từ nước cải chua” được thực hiện tại phòng Sinh hóa – Sinh dược – Kí sinh trùng, Khoa Công nghệ sinh học & Môi trường, Đại học Nguyễn Tất Thành từ tháng 02/2018 đến 08/2018. Với mục tiêu đánh giá khả năng phân giải bào tử nấm Linh chi đỏ (Ganderma lucidum) từ chủng vi khuẩn Lactobacillus
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (1)
3
Khảo sát khả năng phân giải bào tử Nấm linh chi (Ganoderma Lucidum) từ chủng vi khuẩn Lactobacillus Acidophilus phân lập từ men vi sinh : Khóa luận tốt nghiệp / Lê Thị Như Hảo ; Nguyễn Trung Hiếu hướng dẫn
Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2018
x, 57 tr. : minh họa ; 30 cm.
Ký hiệu phân loại (DDC): 615.3296163
Phân lập và định danh vi khuẩn Lactobacillus acidophilus từ men vi sinh L-Bio. Khảo sát khả năng phóng thích triterpenoid từ bào tử nấm sau khi ủ trong môi trƣờng acid và base, khả năng phóng thích triterpenoid khi lên men bào tử nấm sống bằng vi khuẩn Lactobacillus acidophilus và khả năng phóng thích triterpenoid khi lên men bào tử nấm bằng vi khuẩn Lactobacillus acidophilus trong môi trường Woo thay thế lactose bằng glucose.
Số bản sách: (1) Tài liệu số: (1)
4
Khảo sát khả năng phân giải bào tử nấm Linh Chi đỏ (Ganoderma lucidum) bằng các vi khuẩn phân lập từ các chế phẩm men tiêu hóa / Nguyễn Trung Hiếu, Lê Thị Thùy Trang // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2019. - tr. 41-47. - ISSN:

Tp. Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2019
7 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 660.284
Chúng tôi tiến hành phân lập và sàng lọc các chủng vi khuẩn từ sữa chua và men vi sinh có khả năng làm yếu cấu trúc và tăng phóng thích triterpenoid từ bào tử nấm Linh Chi đỏ (Ganoderma lucidum). Kết quả cho thấy có 4 chủng L. plantarum, L. casei, L. acidophilus và B. subtilis đều có khả năng làm yếu cấu trúc và tăng phóng thích triterpenoid từ bào tử nấm sống sau 3 – 7 ngày lên men và hiệu quả đạt được cao hơn khi lên men với bào tử nấm đã hấp trong cùng điều kiện. Đặc biệt, chủng L. casei và L. acidophilus cho hiệu quả phóng thích triterpenoid cao hơn khi lên men bào tử nấm sống. Chủng B. subtilis lại cho hiệu quả phóng thích cao nhất khi lên men với bào tử nấm đã hấp. Khi đánh giá sự ảnh hưởng một số điều kiện nuôi cấy và chiết xuất lên độ bền cấu trúc triterpenoid và polysaccharide, kết quả cho thấy polysaccharide bền trong 4 loại dung môi nước, acid (HCl 0,01M), base (NaOH 0,01M), và dịch men sống B. subtilis và L. plantarum ở nhiệt độ ủ 30 – 90oC và 120oC (môi trường nước) trong 0 – 60 phút; kém ổn định trong môi trường acid và base ở nhiệt độ 120oC. Triterpenoid ổn định ở nhiệt độ 30 – 90oC (thời gian ủ 0 – 60 phút) trong dịch men sống vi B. subilis và L. plantarum, và nhiệt độ 30oC (thời gian ủ 0 – 60 phút), 60oC (thời gian ủ 0 – 40 phút) trong cồn 96o; kém ổn định trong cồn 96o ở nhiệt độ 60oC (thời gian ủ 60 phút) và 90oC.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)