Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Hiệu quả an thần midazolam trong điều trị nha khoa cho trẻ em : (Tổng quan hệ thống kết hợp phân tích gộp) / Phạm Quốc Khánh, Đào Thị Hằng Nga, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 233-247. - ISSN: 2354-080X
Ký hiệu phân loại (DDC): 615 Trình bày về việc trên thế giới, an thần nha khoa trẻ em bằng midazolam đã và đang được sử dụng rất rộng rãi và hiệu quả, tuy nhiên lại rất hạn chế ở Việt Nam. Nghiên cứu tổng quan tài liệu (systematic review) và phân tích gộp (meta analysis) này thực hiện trên 7 nghiên cứu với 871 trẻ dưới 16 tuổi nhằm đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng khi can thiệp midazolam đường uống và đường niêm mạc. Bốn nghiên cứu trong phân tích gộp thực hiện 664 can thiệp có tỷ lệ an thần thành công đường uống (87,2%) cao hơn đường niêm mạc (81,4%) với OR Fixed (tỷ lệ chênh hiệu chỉnh): 1,59 lần (95%CI: 1,03 - 2,45), OR Overall (tỷ lệ chênh thực): 1,59 lần (95%CI: 1,03 - 2,46). Hai nghiên cứu khác so sánh trên 71 trẻ cho kết quả: thời gian làm việc đường niêm mạc (33,2 phút) ngắn hơn đường uống (40,09 phút). Tất cả khác biệt đều không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Ngoài ra, an thần niêm mạc khởi phát nhanh hơn; thay đổi vị giác thuốc uống, sử dụng N2O và gây tê tại chỗ góp phần tăng thời gian và hiệu quả an thần. Kết quả cho thấy hai đường dùng midazolam đều rất khả thi trong an thần nha khoa trẻ em ở Việt Nam, trong đó midazolam đường dùng niêm mạc phù hợp hơn trong trường hợp cần can thiệp sớm. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
2
|
Khảo sát tác động giảm đau và an thần của cao chiết ngó sen (Nelumbo nucifera Gaertn. Nelumbonaceae) trên chuột nhắt trắng / Võ Thị Thu Hà, Thái Gia Mẫn, Mai Thị Ngọc Ánh // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2021. - tr. 59-64. - ISSN: 2615-9015
Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2021 6 tr. Ký hiệu phân loại (DDC): 615.321 Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) thuộc dạng cây thủy sinh nổi trên mặt nước. Ở Việt Nam, các bộ phận của cây Sen đều có thể sử dụng trong y học cổ truyền. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định độc tính cấp và tác dụng giảm đau, an thần của cao chiết ngó sen. Dùng phương pháp ngấm kiệt nguyên liệu sơ chế với cồn 70 độ để thu được cao đặc. Thử nghiệm độc tính cấp sử dụng liều tối đa trên chuột được theo dõi trong 14 ngày. Khảo sát tác động giảm đau trung ương trên mô hình nhúng đuôi chuột, tác động giảm đau ngoại biên trên mô hình gây đau quặn bụng bằng acid acetic. Tác động an thần được khảo sát bằng phương pháp Rotarod. Kết quả định tính xác định được liều dung nạp tối đa ( ) đối với cao chiết ngó sen là 61,6 g/kg. Cao chiết ngó sen liều 1,5 g/kg và 3 g/kg thể hiện tác động an thần và giảm đau ngoại biên nhưng không có tác động giảm đau trung ương trên mô hình thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu có thể được định hướng cho các nghiên cứu sâu hơn về các dạng chế phẩm từ tự nhiên trong hỗ trợ điều trị các bệnh căng thẳng, mất ngủ. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
3
|
Khảo sát tác động giảm đau, an thần của cao chiết cây Nở ngày đất (Gomphrena celosioides Mart., Amaranthaceae) / Võ Thị Thu Hà, Lê Thị Thanh Tâm // Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành . - 2020. - tr. 41-46. - ISSN: 2615-9015
Thành phố Hồ Chí Minh : Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020 6 tr. Ký hiệu phân loại (DDC): 615 Nở ngày đất (Gomphrena celosioides Mart., Amaranthaceae) là loại cây thuốc được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Tác giả tiến hành nghiên cứu khảo sát tác động giảm đau, an thần của cao chiết cây Nở ngày đất nhằm góp phần làm đầy đủ hơn tác động dược lí của cây thuốc này. Cây Nở ngày đất được thu hái tại Tp. Hồ Chí Minh, chiết xuất bằng nước cất và cồn 50%, cô thành cao đặc ở nhiệt độ 700C. Tác động giảm đau trung ương được khảo sát theo mô hình nhúng đuôi chuột, tác động giảm đau ngoại biên theo mô hình gây đau quặn bằng acid acetic 1% và tác động an thần được khảo sát theo thí nghiệm Rota-rod. Kết quả cho thấy: với liều 300 mg/kg và 600 mg/kg, cao nước và cao cồn Nở ngày đất làm giảm đáng kể số lần đau quặn trong mô hình gây đau bằng acid acetic (p < 0,05) nhưng không làm tăng thời gian phản ứng trong mô hình nhúng đuôi chuột (p > 0,05); với liều 600 mg/kg, cao cồn Nở ngày đất làm giảm đáng kể thời gian bám trên máy Rota-rod so với lô chứng (p < 0,01). Như vậy, với liều 300 và 600 mg/kg, cao cồn và cao nước cây Nở ngày đất có tác dụng giảm đau ngoại biên nhưng không có tác dụng giảm đau trung ương và có tác dụng an thần với liều 600 mg/kg. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
4
|
|
5
|
Khảo sát tác dụng an thần của bài thuốc Bá tử dưỡng tâm hoàn không có thạch xương bồ trên thực nghiệm / Nguyễn Phương Dung; Lê Thị Thu Hương // Tạp chí khoa học và công nghệ. - 2018. - tr. 66-70. - ISSN:
5 tr. Ký hiệu phân loại (DDC): 615.23 Tình hình chung và mục tiêu nghiên cứu: Theo thống kê của bác sĩ Nguyễn Xuân Huyên, số
bệnh nhân đến khám vì mất ngủ chiếm 10-20% ở phòng khám chuyên khoa thần kinh. Theo
nghiên cứu của Qi Fengqi và cộng sự trên thực nghiệm cho thấy Bá tử dưỡng tâm hoàn có tác
dụng an thần. Trong bài Bá tử dưỡng tâm hoàn, vị thuốc Thạch xương bồ có tác dụng cải
thiện các triệu chứng phụ của mất ngủ. Tuy nhiên, độc tính của tinh dầu Thạch xương bồ tăng
theo hàm lượng β-asaron chứa trong đó. Mục đích nghiên cứu là khảo sát tác dụng an thần
của cao chiết từ bài thuốc Bá tử dưỡng tâm hoàn không có Thạch xương bồ trên thực nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu: Độc tính cấp đường uống theo phương pháp Kaber-Behren. Khảo
sát thời gian ngủ của chuột trên mô hình an thần kéo dài thời gian ngủ với Pentobarbital.
Đánh giá thời gian ra ngăn sáng của chuột trên mô hình hai ngăn sáng - tối.
Kết quả: Nghiên cứu độc tính cấp cho thấy liều uống 27,48g cao/kg thể trọng là liều tối đa
không gây chết chuột thử nghiệm. Cao thuốc liều 1,14g/kg chuột, liều 2,29g/kg chuột và
4,57g/kg chuột tại thời điểm 60 phút làm tăng thời gian ngủ không có ý nghĩa thống kê so với
lô chứng (lô uống nước cất). Cao thuốc liều 2,29g/kg chuột và liều 4,57g/kg chuột, tại thời
điểm 60 phút, thời gian ra ngăn sáng tăng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng.
Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
|
|
|
|