Dòng Nội dung
1
Đặc điểm ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm tái diễn / Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Văn Phi // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 108-114. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Trình bày về chúng tôi làm nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh trên 57 Bệnh nhân được chẩn đoán xác định rối loạn trầm cảm tái diễn có ý tưởng hoặc hành vi tự sát theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10 (F33.xx) được điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần, bệnh viện tâm thần trung ương 1 và bệnh viện Lão khoa Trung ương trong thời gian từ tháng 8/2019 đến tháng 7/2020 với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng ý tưởng và hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm tái diễn. Sau thời gian 12 tháng chúng tôi thu được một số kết quả như sau: Đa số bệnh nhân là nữ (71,9%). 100% bệnh nhân là trầm cảm tái diễn hiện giai đoạn nặng trong đó 54,4% có loạn thần. Ý tưởng tự sát xuất hiện nhiều lần, kéo dài dai dẳng và khó kiểm soát có xu hướng cao hơn ở nhóm có loạn thần so với nhóm không có loạn thần. Đa số bệnh nhân có ý tưởng tự sát xuất hiện từ từ (78,9%). Phần lớn bệnh nhân có thông báo về ý tưởng và hành vi tự sát của mình (68,4%). Có 52,6% bệnh nhân tự sát bằng các phương thức không bạo lực. Đa số bệnh nhân tự sát ở nhà riêng (89,5%). Sau khi tự sát có 68,4% phản ứng bằng cách im lặng, không nói gì; còn lại tức giận và nói sẽ tự sát tiếp. Như vậy tự sát xuất hiện ở các bệnh nhân trầm cảm nặng, phần lớn có loạn thần với các ý tưởng hành vi tự sát xuất hiện từ từ, có được thông báo trước và nếu có thực hiện thì cũng bằng các cách thức không bạo lực và được thực hiện tại nhà riêng.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Phân tích đặc điểm nồng độ Cortisol huyết tương ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn / Vũ Sơn Tùng, Nguyễn Văn Tuấn, Eric Hahn // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 226-232. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Trình bày về việc trầm cảm tái diễn là một rối loạn tâm thần hay gặp trong tâm thần học, có bệnh nguyên bệnh sinh chưa rõ ràng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy cortisol có vai trò trong bệnh sinh của trầm cảm và trong điều trị cũng như tiên lượng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện phân tích nồng độ cortisol huyết tương ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần. Nghiên cứu thực hiện trên 25 bệnh nhân được chẩn đoán xác định rối loạn trầm cảm tái diễn theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD - 10 (1992) điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5/2020 đến tháng 8/2020. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang phân tích chùm ca bệnh. Kết quả thu được như sau: tỷ lệ nữ (72%) cao hơn nam (28%), tuổi trung bình 42,08 ±14,44, cơ cấu chẩn đoán bệnh F33.1 (36%), F33.2 (36%), F33.3 (28%), nồng độ cortisol tại các thời điểm T0, T1, T2 lúc 8h cao hơn lúc 20h. Nồng độ cortisol trung bình không có sự khác biệt tại các thời điểm T0, T1, T2 với p > 0,05 và sự thay đổi triệu chứng trầm cảm đánh giá theo thang điểm HDRS và BECK trước và sau điều trị có giảm có nghĩa thống kê với p = 0,00 (< 0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ cortisol trung bình ở nhóm trầm cảm mức độ nặng với nhóm mức độ vừa tại thời điểm T0. Tóm lại, nồng độ cortisol có sự khác biệt trước điều trị ở mức độ trầm cảm khác nhau, có thể có vai trò trong tiên lượng bệnh. Cần nghiên cứu sâu hơn về mối liên quan giữa nồng độ cortisol và trầm cảm trong điều trị.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)