Dòng Nội dung
1
Gánh nặng bệnh tật liên quan đến tử vong do phơi nhiễm dài hạn với bụi PM2,5 ở người trưởng thành tại Hà Nội năm 2019 / Lê Tự Hoàng,...[và những người khác] // Tạp chí Y tế Công Cộng : Vietnam Journal of Public Health . - 2022. - tr. 6-14. - ISSN: 1859-1132



Ký hiệu phân loại (DDC): 613
Nghiên cứu này tiến hành nhằm tính toán gánh nặng bệnh tật liên quan đến phơi nhiễm dài hạn với PM 2.5 tại Hà Nội. Nghiên cứu này chỉ ra rằng Hà Nội cần tiến hành các biện pháp cấp thiết nhằm cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó việc xây dựng chiến lược thực hiện các nghiên cứu đánh giá tác động dài hạn của ô nhiễm không khí xung quanh đến sức khỏe trên toàn bộ Việt Nam là cấp thiết.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
PM2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 / Nguyễn Trường Viên, Nguyễn Ngọc Nhật Thanh, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 108-118. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Trình bày về nghiên cứu nhằm xây dựng bản đồ phân bố PM2.5 và đánh giá tác động của PM2.5 đến tử vong do ung thư phổi và ung thư hệ hô hấp tại TPHCM năm 2018. Bản đồ PM2.5 được xây dựng dựa trên quan trắc 96 điểm vào mùa mưa và khô bằng thiết bị AirBeam2 và thuật toán nội suy IDW. Phân tích tác động của PM2.5 đến tử vong do ung thư phổi và hệ hô hấp dựa trên dữ liệu tử vong A6/YTCS Bộ Y tế và mô hình BenMAP. Ở tất cả các quận/huyện nồng độ PM2.5 trung bình cả năm cao hơn tiêu chuẩn an toàn sức khỏe của WHO (PM2.5 < 10 µg/m3). PM2.5 đã đóng góp 6,3% (35/557) tử vong do ung thư phổi và 6,5% (41/629) tử vong do ung thư hệ hô hấp. Mỗi 10 µg/m3 PM2.5 tăng thêm thì số ca tử vong do ung thư phổi sẽ gia tăng thêm 56 ca và do ung thư hệ hô hấp là 64 ca. Cần có những biện pháp ngắn hạn phòng tránh tác hại của PM2.5 và biện pháp dài hạn giảm thiểu ô nhiễm PM2.5.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Tác động của bụi PM2.5 lên gánh nặng bệnh tật liên quan đến tử vong tại Hà Nội năm 2019 / Nguyễn Thùy Linh, (...và những người khác) // Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển : Journal of Health and Development Studies- JHDS . - 2022. - tr. 122-130. - ISSN: 2588-1442



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Nghiên cứu nhằm đánh giá gánh nặng bệnh tật liên quan tới tử vong do phơi nhiễm PM2.5 tại Hà Nội năm 2019 Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá tác động sức khỏe do ô nhiễm không khí với số liệu đầu vào gồm nồng độ PM2.5 trung bình năm, số ca tử vong được thu thập từ hệ thống ghi nhận tử vong A6, và số liệu về dân cư trong năm 2019. Cần xây dựng hệ thống chỉ số cảnh báo tác động ô nhiễm không khí đến sức khỏe cùng với nâng cao chất lượng số liệu để phục vụ cho các nghiên cứu trong tương lai.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Tình hình tử vong do ung thư tại tỉnh điện biên năm 2017 / Phạm Cẩm Phương, Nguyễn Phương Hoa, Hoàng Thị Hải Vân // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 172-179. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Trình bày về nghiên cứu nguyên nhân tử vong giúp cho việc đánh giá gánh nặng bệnh tật. Nghiên cứu này nhằm mô tả tình hình tử vong do ung thư tại tỉnh Điện Biên năm 2017. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập số liệu của tất cả các trường hợp tử vong tại Điện Biên trong năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong do ung thư tại Điện Biên là 11,2%, trong đó tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và ung thư gan đứng thứ 5 và thứ 8 trong số các nguyên nhân gây tử vong tại đây. Các trường hợp tử vong do ung thư tại Điện Biên gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau trong đó độ tuổi 50-59 chiếm tỷ lệ cao nhất (26%). Tỷ lệ tử vong do ung thư ở nam cao hơn ở nữ (p < 0,05). Các bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu tại Điện Biên bao gồm ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng ở nam giới và ung thư phổi, ung thư gan và ung thư cổ tử cung, ung thư vú ở nữ giới. Tỷ lệ tử vong do ung thư tại Điện Biên tương tự như tỷ lệ tử vong do ung thư chung của toàn quốc. Loại ung thư phổ biến gây tử vong ở cả nam giới và nữ giới là ung thư phổi và ung thư gan.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)