Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Kết quả điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu sau 6 tháng / Phạm Hoài Thu, Nguyễn Thị Thoa, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2020. - tr. 65-72. - ISSN: 2354-080X
Ký hiệu phân loại (DDC): 615 Trình bày về nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả và tính an toàn của liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát. 45 bệnh nhân với 63 khớp gối bị thoái hóa ở giai đoạn II và III theo phân loại của Kellgren và Lawrence. Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng. Tiến hành tiêm huyết tương giàu tiểu cầu nội khớp gối tổn thương, sử dụng bộ kit Tricell, 2 mũi cách nhau 1 tháng. Sau điều trị 6 tháng, các triệu chứng lâm sàng đều có cải thiện: điểm VAS trung bình giảm từ 6,06 ± 0,89 xuống 3,39 ± 1,93; điểm WOMAC giảm từ 47,42 ± 8,02 xuống 12,19 ± 17,39 (p < 0,05). Bề dày sụn khớp trung bình trên siêu âm sau điều trị 6 tháng tăng từ 2,14 ± 0,32 mm lên 2,39 ± 0,39 mm (p < 0,05). Tỷ lệ tràn dịch khớp gối giảm từ 55,6% xuống 17,5%. Có 17,5% trường hợp đau tại khớp gối sau tiêm trong 24 - 36 giờ. Không gặp trường hợp nào nhiễm khuẩn hoặc chảy máu tại khớp. Bước đầu cho thấy liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân có hiệu quả cải thiện triệu chứng, phục hồi sụn khớp gối thoái hóa và có tính an toàn. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
2
|
|
3
|
|
4
|
Tăng acid uric máu không triệu chứng và một số yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Phạm Văn Tú, Phạm Thu Hằng, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 15-22. - ISSN: 2354-080X
Ký hiệu phân loại (DDC): 616 Trình bày về mục tiêu của nghiên cứu nhằm nhận xét tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng và một số yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với 798 nam giới từ 18 tuổi trở lên từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng acid uric máu không triệu chứng là 41,4%, nồng độ acid uric máu trung bình là 405,2 ± 81,2 µmol/l (cao nhất là 820 µmol/l ), hay gặp nhất ở nhóm từ 40 đến 59 tuổi (chiếm 48,3%). Uống rượu bia, tăng huyết áp, thừa cân/ béo phì, rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ gây tăng acid uric máu (p < 0,05). Có mối tương quan đồng biến giữa nồng độ acid uric máu với nồng độ Cholesterol toàn phần, Triglycerid máu (p < 0,05). Tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng ở nam giới có xu hướng tăng cao, đặc biệt ở những người có rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và có sử dụng rượu bia. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
5
|
Viêm đa sụn tái diễn: báo cáo hai trường hợp lâm sàng / Trần Thu Giang, Nguyễn Thị Thoa, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 302-308. - ISSN: 2354-080X
Ký hiệu phân loại (DDC): 616 Trình bày về bệnh viêm đa sụn tái diễn (Relapsing Polychondritis - RP) là bệnh lý tự miễn gây tổn thương cấu trúc sụn và nhiều cơ quan, để lại di chứng nếu không được chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên đây là bệnh hiếm gặp, triệu chứng khởi phát có thể không điển hình, do đó khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả hai trường hợp viêm đa sụn tái diễn, nêu các đặc điểm chẩn đoán, giúp hướng tới chẩn đoán sớm bệnh, trình bày một số phương pháp điều trị bệnh. Phương pháp nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh viêm đa sụn tái diễn điều trị tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai bệnh nhân này đều có triệu chứng khởi phát là viêm sụn vành tai và sụn mũi chưa được chẩn đoán, sau đó xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt, viêm khớp và được nhập viện. Hai trường hợp này đủ tiêu chuẩn chẩn đoán theo tiêu chuẩn McAdam năm 1976 và đáp ứng với điều trị. Kết luận: chẩn đoán sớm và điều trị viêm đa sụn tái diễn bằng thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch đóng vai trò quan trọng để dự phòng biến chứng của bệnh. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
|
|
|
|