Dòng Nội dung
1
Đổi mới hoạt động Khoa học và Công nghệ tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng: cơ hội và thách thức / Cao Đức Tuấn, Đặng Văn Chức, Phạm Minh Khuê, Nguyễn Văn Khải, Phạm Văn Linh // Tạp chí Khoa học Sức khoẻ. - 2023. - tr. 7-9. - ISSN: 2815-6293



Ký hiệu phân loại (DDC): 600
Hoạt động khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ chính của cơ sở giáo dục đại học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế-xã hội. Nghị định số 109/2022/NĐ-CP Quy định về về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học mới được Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2022, có hiệu lực từ ngày ngày 01 tháng 3 năm 2023. Nghị định này cụ thể hóa Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018; Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013; Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022 [1]. Những điểm mới trong Nghị định 109/2022/NĐ-CP là cơ hội và cũng là thách thức đối với trường Đại học Y Dược Hải Phòng (ĐHYDHP).
2
Đổi mới hoạt động Khoa học và Công nghệ tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng: cơ hội và thách thức / Cao Đức Tuấn, Đặng Văn Chức, Phạm Minh Khuê, Nguyễn Văn Khải, Phạm Văn Linh // Tạp chí Khoa học Sức khoẻ. - 2023. - tr. 7-9. - ISSN: 2815-6293



Ký hiệu phân loại (DDC): 600
Hoạt động khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ chính của cơ sở giáo dục đại học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế-xã hội. Nghị định số 109/2022/NĐ-CP Quy định về về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học mới được Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2022, có hiệu lực từ ngày ngày 01 tháng 3 năm 2023. Nghị định này cụ thể hóa Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018; Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013; Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022 [1]. Những điểm mới trong Nghị định 109/2022/NĐ-CP là cơ hội và cũng là thách thức đối với trường Đại học Y Dược Hải Phòng (ĐHYDHP).
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
3
Nối lại hoạt động hợp tác quốc tế sau đại dịch : Đối tác Hàn Quốc / Phạm Văn Linh ... [và những người khác] // Tạp chí Khoa học Sức khoẻ. - 2023. - tr. 197-198. - ISSN: 2815-6293



Ký hiệu phân loại (DDC): 327.1
Sau đại dịch các hoạt động về hợp tác quốc tế đã được nối lại. Tháng 10 năm 2022 đoàn công tác của Trường Đại học Y Dược Hải Phòng thăm và làm việc với Đại học quốc gia Chungnam Hàn Quốc, các truongf và các đơn vị thành viên. Chuyến thawmd và làm việc tại Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội trao đổi hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học trong những lĩnh vực và chủ đề quan tâm chung.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
4
Tiềm năng sản xuất các hợp chất có hoạt tính kháng viêm của vi nấm biển Cô Tô – Thanh Lân / Hoàng Thị Hồng Liên ... [và nhũng người khác] // Tạp chí Khoa học Sức khoẻ. - 2023. - tr.116-122. - ISSN: 2815-6293



Ký hiệu phân loại (DDC): 615.1
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm thử nghiệm và định danh các chủng vi nấm biển có hoạt tính kháng viêm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện đối với 28 chủng vi nấm biển đã được phân lập từ vùng biển Cô Tô - Thanh Lân, Quảng Ninh năm 2019. Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp hóa học và sinh học thực nghiệm, trong đó các thí nghiệm được lặp lại ít nhất ba lần và kết quả được biểu diễn dưới dạng giá trị trung bình ± sai số. Kết quả: 4/28 chủng vi nấm biển nghiên cứu thể hiện hoạt tính kháng viêm, đặc biệt 3 chủng M536, M564 và M613 ức chế sản sinh NO kích hoạt bởi lypopolysaccharide ở dòng tế bào RAW 264.7 với giá trị IC50 < 20 μg/mL. Định danh dựa trên dải trình tự gene 18S rRNA cho thấy 2 chủng M536 và M564 thuộc chi Pennicilium và chủng M613 thuộc chi Diplomitoporu. Ba chủng này là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho nghiên cứu phát hiện các hợp chất có hoạt tính kháng viêm từ vi nấm biển.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)