Dòng
|
Nội dung
|
1
|
|
2
|
|
3
|
Nhịn đói ngắt quãng trong các bệnh lý chuyển hoá: Từ tiếp cận lâm sàng đến cơ chế phân tử / Phạm Văn Linh, Kê Thị Lan Anh, Lê Thị Diệu Hiền, Vũ Thị Thu Trang, Phạm Chính Nghĩa // Tạp chí Khoa học Sức khoẻ. - 2023. - tr. 13-23. - ISSN: 2815-6293
Ký hiệu phân loại (DDC): 616 Khái quát chung: Lối sống hiện đại làm gia tăng tỷ lệ dư thừa dinh dưỡng và các bệnh chuyển hoá đi kèm như béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh lý viêm tự miễn và ung thư. Nhịn đói ngắt quãng là một hình thức của chế độ dinh dưỡng hạn chế, đã được chứng minh có hiệu quả qua rất nhiều các thử nghiệm lâm sàng với tác dụng giảm cân, giảm lượng mỡ thừa, giảm hiện tượng đề kháng insulin, ổn định đường huyết, điều hoà huyết áp động mạch và làm giảm hội chứng viêm. Mục đích của tổng quan: Bài viết mô tả các bằng chứng về tác động tích cực lên chuyển hoá trong vác bệnh lý chuyển hoá của nhịn đói ngắt quãng (từ lâm sàng tới các cơ chế phân tử. Phương pháp: Tổng quan mô tả, thu thập và tổng hợp thông tin từ các nghiên cứu trong những thập nhiên cuối của thế kỷ trước cũng như những nghiên cứu gần đây. Kết quả và kết luận: Nhịn đói ngắt quãng đã được chứng minh có hiệu quả trên các bệnh chuyển hoá, làm giảm viêm thông qua nhiều cơ chế như oxy hóa acid béo bằng việc ly giải mô mỡ thừa, điều hòa hoạt động ty thể, kích hoạt quá trình tự thực, thay đổi nhịp sinh học, cải thiện của sự đa dạng hệ vi sinh và cuối cùng là thay đổi thành phần adipokine, giảm thâm nhiễm tế bào viêm trong mô mỡ. Các tác dụng này tùy thuộc nhiều vào các dạng thức nhịn đói khác nhau. Rất nhiều các khâu trong cơ chế điều hoà bệnh lý của nhịn đói ngắt quãng đang dần được khám phá như hiện tượng ly giải mô mỡ, oxy hoá các acid béo, hiện tượng tự thực, điều hoà hệ vi sinh đường ruột, điều chỉnh đồng hồ sinh học, thay đổi hệ adipokine trong mô mỡ, sửa chữa DNA, tái tạo cytoskeleton, tăng cường chức năng hệ miễn dịch và thần kinh. Triển vọng: Cần có nhiều thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn trong cho từng bệnh lý cụ thể, với hi vọng các chế độ dinh dưỡng hạn chế sẽ trở thành những liệu pháp điều trị thực sự trong tương lai. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
4
|
|
5
|
Xuất huyết tiêu hoá cấp nghi do bệnh lý túi thừa đại tràng / Ngô Thị Thu Thuỷ ... [và những người khác] // Tạp chí Khoa học Sức khoẻ. - 2023. - tr. 182-190. - ISSN: 2815-6293
Ký hiệu phân loại (DDC): 616.3 Bối cảnh: Xuất huyết tiêu hóa cấp là một tình trạng phổ biến có nguyên nhân đa dạng. Xác định nguyên nhân và xác định vị trí chảy máu đôi khi còn gặp khó khăn. Hiểu biết tổng thể về các tình trạng bệnh và nguyên nhân kết hợp với các thông tin chi tiết từ người bệnh kết hợp với các kết quả khám và thăm dò có thể cho phép tiếp cận, chẩn đoán, xử trí và điều trị phù hợp. Ca bệnh: Bệnh nhân nam, 85 tuổi, thường bị táo bón trong tiền sử, có thói quen ăn ít rau, vào viện vì mệt nhiều, hoa mắt, chóng mặt sau nhiều đợt đại tiện phân đen trong một tháng trước khi tới viện. Bệnh nhân đã được soi dạ dày, soi đại tràng, soi ruột non và chụp cắt lớp bụng trước đó. Nhập viện người bệnh đại tiện phân đen, sệt, mùi khẳn liên tục từ 3 ngày trước. Huyết động và sinh hiệu ổn định với nhịp tim 70 nhịp/phút, huyết áp 110/70 mmHg, nhiệt độ 36,5oC. Khám lâm sàng ghi nhận toàn trạng mệt mỏi và niêm mạc nhợt. Công thức máu (cấp) có hồng cầu (RBC) 1,5 T/l, hemoglobin (HGB) 44 g/l, hematocrit (HCT) 0,132 l/l. Chẩn đoán vào viện là xuất huyết tiêu hoá chưa cầm nghi do bệnh lý túi thừa đại tràng (viêm, chảy máu), thiếu máu mức nặng. Bệnh nhân được truyền dịch, truyền máu và điều trị kháng sinh (metronidazole 1,5 g/ngày), nội soi dạ dày và chụp cắt lớp ổ bụng. Tình trạng lâm sàng cải thiện sau 5 ngày, người bệnh xuất viện ở ngày thứ 11 trong tình trạng ổn định. Kết luận: Xuất huyết tiêu hoá cấp cần được tiếp cận một cách hệ thống, xử trí cấp cứu, điều trị triệu chứng và định hướng theo nguyên nhân một cách hợp lý theo các hướng dẫn dựa trên chứng cứ. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
|
|
|
|