Dòng Nội dung
1
Nghiên cứu tình trạng tăng cường methyl hóa gen CDH1 ở bệnh nhân ung thư dạ dày lan tỏa / Ngô Diệu Hoa, Đặng Thị Ngọc Dung, [...và những người khác] // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 62-67. - ISSN: 2354-080X



Ký hiệu phân loại (DDC): 616
Trình bày về ung thư dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày lan tỏa, là một bệnh lý ác tính đường tiêu hóa thường gặp có tiên lượng còn xấu, khởi phát bệnh sớm, thường phát hiện muộn khi ung thư đã di căn. Gen CDH1 mã hóa protein E-cadherin, đóng vai trò quan trọng trong sự kết dính giữa các tế bào biểu mô, mất biểu hiện protein E-cadherin dẫn đến tăng sự tiến triển và di căn khối u. Đột biến gen CDH1 thường là đột biến điểm và dạng dị hợp tử, vì vậy, muốn biểu hiện bệnh cần có một cơ chế thứ hai, gọi là “second hit”. Tăng cường methyl hóa ở vùng promoter gen CDH1 được coi là cơ chế ‘’second hit” hay gặp nhất cùng với đột biến mầm gây nên ung thư dạ dày lan tỏa. Nghiên cứu xác định tình trạng tăng cường methyl hóa ADN vùng promoter gen CDH1 bằng sử dụng PCR đặc hiệu methyl (MSP) sau khi chuyển bisulfit trên 44 bệnh nhân được chẩn đoán UTDD lan tỏa. Tỷ lệ methyl hóa trong vùng mô ung thư (86,4%) cao hơn so với tỷ lệ methyl hóa trong vùng mô lành (59,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,034). Những nghiên cứu về methyl hóa giữa vùng mô u và mô lân cận, giữa người bị bệnh ung thư và người bình thường với sự chuẩn hóa về độ nhạy và độ đặc hiệu để tạo ra một chất chỉ thị giúp sàng lọc nguy cơ UTDD lan tỏa, mở ra nhiều hy vọng trong điều trị đích bệnh UTDD lan tỏa.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)
2
Trích rút quan hệ giữa các thực thể từ văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp lan truyền nhãn / Lê Thanh Hương, Sam Chanrathany...[và những người khác] // Tạp chí Tin học và Điều khiển học = Journal of Computer Science And Cybernetics . - 2014. - Tr. 15-17. - ISSN:


13 tr.
Ký hiệu phân loại (DDC): 495.922
Trình bày đề xuất việc xây dựng hệ thống trích rút quan hệ giữa các thực thể từ văn bản tiếng Việt sử dụng phương pháp lan truyền nhãn. Các đóng góp chính là: (i) đề xuất các phương pháp đo độ tương đồng giữa các câu; và (ii) đề xuất phương pháp giảm ảnh hưởng của các nhãn có tần suất xuất hiện lớn đến quá trình lan truyền nhãn. Thử nghiệm cho thấy phương pháp giảm ảnh hưởng của các nhãn có tần suất xuất hiện lớn cho kết quả tốt hơn đáng kể phương pháp lan truyền nhãn gốc [10]. Ngoài ra, khi sử dụng cùng dữ liệu huấn luyện nhỏ phương pháp lan truyền nhãn tốt hơn phương pháp SVM.
Số bản sách: (0) Tài liệu số: (1)