Dòng
|
Nội dung
|
1
|
|
2
|
Kết quả điều trị rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch / Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Quang Tùng // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 237-244. - ISSN: 2354-080X
Ký hiệu phân loại (DDC): 615 Trình bày về mục tiêu của nghiên cứu là mô tả kết quả điều trị bệnh nhân rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019. Phương pháp nghiên cứu là can thiệp lâm sàng không đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian nằm viện trung bình là 14,89 ngày. Tỷ lệ truyền khối hồng cầu cao nhất (47,06%), truyền khối tiểu cầu (26,49%), tiếp theo là huyết tương tươi đông lạnh (20,59%). Đa số bệnh nhân được sử dụng thuốc chống đông, chiếm 71,43%. Điều trị rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch có hiệu quả với điểm trung bình giảm từ 5,1 xuống còn 4,2, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong đó số lượng tiểu cầu trung bình và tỷ lệ PT% tăng rõ rệt, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch, phối hợp chặt chẽ điều trị bệnh nền, truyền chế phẩm máu và sử dụng thuốc chống đông hợp lí để nâng cao hiệu quả điều trị. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
3
|
|
4
|
Thực trạng truyền máu và chế phẩm máu trong 6 tháng đầu năm 2021 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Quang Tùng // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 31-37. - ISSN: 2354-080X
Ký hiệu phân loại (DDC): 615 Trình bày về mục tiêu của nghiên cứu là mô tả tình hình truyền máu - chế phẩm máu và diễn biến truyền chế phẩmmáu trong 6 tháng đầu năm 2021 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắtngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng số đơn vị chế phẩm máu truyền là 3655 đơn vị (đơn vị), trongđó chủ yếu là khối hồng cầu (73,1%), huyết tương tươi đông lạnh (17,6%), khối tiểu cầu (8,2%). Trongđó nhóm máu O chiếm tỉ lệ cao nhất (46%), tiếp theo là các nhóm B và A (32,8% và 16,6%), thấp nhấtlà nhóm máu AB (4,6%). Truyền chế phẩm máu nhiều nhất vào tháng 3 (754 đơn vị), ít nhất là tháng2 (478 đơn vị) và tháng 5 (547 đơn vị). Các khoa truyền chế phẩm máu nhiều nhất là khoa Gây mê hồisức (27,6%), Cấp cứu và Hồi sức tích cực (26,6%), Nội tổng hợp (13,9%). Cần chuẩn bị sẵn các kế hoạchđể giải quyết các tình huống bất ngờ, ảnh hưởng đến nguồn máu và cung cấp máu. Xây dựng thêm mộtsố giải pháp hỗ trợ giúp giảm thiểu nhu cầu truyền máu và chủ động hơn trong công tác truyền máu. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
5
|
Ý nghĩa của một số chỉ số xét nghiệm hồng cầu lưới trên lâm sàng / Phạm Thị Thanh Nga, Nguyễn Quang Tùng, Nguyễn Chí Thành // Tạp chí Nghiên cứu Y học . - 2021. - tr. 1-6. - ISSN: 2354-080X
Ký hiệu phân loại (DDC): 610 Trình bày vê hồng cầu lưới là các tế bào hồng cầu chưa trưởng thành. Chúng bắt nguồn từ tủy xương, biệt hóa rồi ra máu ngoại vi trở thành hồng cầu trưởng thành. Xét nghiệm số lượng, tỷ lệ hồng cầu lưới từ lâu đã được thực hiện để đánh giá chức năng, hoạt động của sinh hồng cầu. Xét nghiệm này không chỉ giúp đánh giá và phân loại thiếu máu mà còn giúp theo dõi sự phục hồi của tủy xương sau điều trị hóa chất hay ghép tủy… Gần đây, nhiều chỉ số khác của hồng cầu lưới như chỉ số lượng hemoglobin hồng cầu lưới (CHr), chỉ số trưởng thành hồng cầu lưới (IRF), nồng độ hemoglobin hồng cầu lưới (retHb), tỉ lệ trưởng thành hồng cầu lưới (RMI) được nghiên cứu với nhiều ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị thiếu máu. Bởi vậy, bài báo này nhằm giới thiệu về một số chỉ số xét nghiệm hồng cầu lưới và ý nghĩa của chúng trên lâm sàng. Số bản sách:
(0)
Tài liệu số:
(1)
|
|
|
|
|